Cách đây vừa tròn 55 năm,ổnghợptronghồiứccủathầygiáoNguyễnVũLươtỉ lệ kèo 88.com giữa lúc cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước đang diễn ra ác liệt, Nhà nước đã có chủ trương tuyển chọn và đào tạo các học sinh xuất sắc, những nhà khoa học giỏi nhằm chuẩn bị về nhân lực cho công cuộc xây dựng đất nước sau này. Thực hiện chiến lược đó, tháng 9/1965, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra quyết định về việc mở những lớp cấp 3 phổ thông dạy cho các học sinh có năng khiếu về toán. Lớp học chuyên Toán đặc biệt của ĐH Tổng hợp Hà Nội ra đời với 35 học sinh đến từ 10 tỉnh thành của miền Bắc. Lớp học khai giảng ngày 14/9/1965 tại Lò Đúc, Hà Nội. Cứ thế, mỗi năm, trường tuyển một lớp với khoảng hơn 30 học sinh giỏi đến từ các tỉnh và thành phố ở miền Bắc lên nơi sơ tán tại Đại Từ, Bắc Thái để học tập. Cũng từ quãng thời gian ấy, khoa Toán có ký hiệu liên lạc trong thời chiến là A và lớp Toán đặc biệt ký hiệu là A0 (A không). Thầy Nguyễn Vũ Lương, nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên Vốn là giảng viên của khoa Toán, thầy giáo Nguyễn Vũ Lương được điều về giảng dạy khối chuyên Toán của trường phổ thông. Ông nhớ lại thời điểm ban đầu, quyết định này khiến ông cảm thấy rất buồn. “Hồi đó khối chuyên còn chưa phát triển, xã hội khi ấy cũng chưa biết về chuyên nhiều như bây giờ. Lúc ấy, bạn bè cứ đùa rằng tôi bị đày xuống”. Nhưng rồi, bản thân ông cũng không ngờ rằng, khi xuống dạy lớp chuyên của bậc phổ thông, ông mới thấy “mình được phát huy hết năng lực”. “Chính giáo viên chúng tôi cũng cảm thấy bản thân được soi mình qua tấm gương của các học sinh giỏi. Nếu mình giảng không hay, lập tức học sinh sẽ phản biện. Nếu kiến thức của thầy được học trò xác nhận thì điều đó chắc chắn là tốt”. Giai đoạn đầu, chương trình, tài liệu, bài giảng còn hạn chế. Do vậy, cả thầy và trò vừa phải dạy, vừa rút kinh nghiệm về giáo trình, phương pháp. “Giáo viên phải giảng dạy trong điều kiện cơ sở vật chất hết sức khó khăn như không có ưu đãi vật chất, trường lớp không đủ để có lớp riêng dạy đội tuyển. Mặc dù thế, cả thầy và trò vẫn học tập vui vẻ, say mê”, ông Lương nhớ lại. Là chủ nhiệm khối Chuyên Toán – Tin lúc bấy giờ, thầy giáo Nguyễn Vũ Lương tự hào vì dù khó khăn nhưng khối vẫn xây dựng được một đội ngũ các giáo viên giỏi và tâm huyết. “Để có thể trở thành những thầy giáo giỏi dạy cho đội tuyển, các thầy cô đều phải tự học, tự nghiên cứu, mày mò, tìm ra những bài toán hay, dạng toán lạ để có thể phát huy khả năng, năng khiếu toán học tiềm tàng trong mỗi học sinh. Ví dụ, khi dạy một bài toán khó trong các tài liệu quốc tế, nhiều học sinh có cách giải hay và độc đáo hơn tác giả. Từ cách giải đó, các thầy sẽ phát triển và mở rộng thành phương pháp giải hay”. “Với đội ngũ giáo viên trưởng thành trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhiều người đã tham gia quân ngũ khi còn là sinh viên nên đã quá quen với hoàn cảnh gian khổ. Giáo viên chúng tôi luôn lấy việc hoàn thành nhiệm vụ là hạnh phúc”. Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bằng chứng nhận và cờ Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới cho Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên Ngoài giờ trên lớp, những người thầy lúc bấy giờ cũng phải biên soạn tài liệu hướng dẫn học sinh tự học. Đây được coi là một phương pháp giảng dạy hay nhằm rút ngắn thời gian đào tạo. Cũng nhờ phương pháp này, nhiều học sinh lớp 11 đã giành được huy chương quốc tế. Ông Lương cho rằng, dạy tại trường chuyên với bất kỳ ai đều cảm thấy rất hãnh diện. Hơn nữa, cho đến tận bây giờ, đây vẫn là ngôi trường có điều kiện cơ sở vật chất rất bình thường, đầu tư hạn hẹp và còn nhiều khó khăn khác nữa, thế nhưng những thành tích đạt được là một sự phi thường. “Tôi vẫn nhớ lúc trường mới thành lập vào năm 2010, khi ấy không có tiền. Năm đó, có một phụ huynh đã đứng ra tài trợ bàn ghế mới cho học sinh. Ngày 29 Tết, các thầy cô giáo vẫn đến trường để khuân bàn ghế lên lớp học. Lúc đó nghèo đến thế nên có bàn ghế mới là sướng lắm”. Dẫu còn những khó khăn nhưng những kỷ niệm về ngày gian khó cũng khiến ông Lương cảm thấy may mắn và tự hào. “Với thế hệ học sinh, giáo viên chúng tôi, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên vẫn là ngôi trường dù nghèo nhất Việt Nam nhưng giỏi nhất Việt Nam”.
Thúy Nga 10 học sinh Chuyên Khoa học Tự nhiên đạt giải quốc tế năm 202010 học sinh đoạt giải trong kỳ thi Olympic quốc tế năm 2020 đã được Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội tặng bằng khen. 23 giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế cũng được vinh danh, khen thưởng. |