当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Dạy học online và những thách thức có thể vượt qua_dự đoán bóng đá pháp

Dạy học online và những thách thức có thể vượt qua_dự đoán bóng đá pháp

2025-01-25 20:20:38 [Nhận Định Bóng Đá] 来源:Fabet

Trong năm học mới 2020-2021,ạyhọconlinevànhữngtháchthứccóthểvượdự đoán bóng đá pháp Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ ban hành Thông tư quy định các việc dạy học trực tuyến trong trường phổ thông để hướng dẫn các địa phương, nhà trường chủ động áp dụng hình thức này phù hợp với điều kiện cụ thể của mình.

Đối với giáo dục đại học, hiện tại, Bộ GD-ĐT đang nghiên cứu để sửa đổi quy chế đào tạo các trình độ của giáo dục đại học theo hướng quy định tỷ lệ nhất định cho phép các cơ sở đào tạo chủ động xây dựng hệ thống quản lý học tập trực tuyến và chuyển đổi sang hình thức đào tạo trực tiếp kết hợp trực tuyến. 

Những ngần ngại của phụ huynh

Bước vào năm học mới trong khi dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, chị Thanh Lan (Ba Đình, Hà Nội) ngần ngại khi nói về khả năng các con có thể học trực tuyến bất cứ lúc nào.

“Đợt học trực tuyến hồi đuầ năm, vợ chồng tôi phải thay phiên nhau hỗ trợ con. Sau con quen rồi, chúng tôi vẫn dành thời gian ngồi học cùng con bởi bé không tập trung. Cứ nhãng đi là con loay hoay nghịch nọ nghịch kia, quay trái quay phải. Bài cô giảng cháu cũng tiếp thu không ổn, nhiều khi chúng tôi phải giảng lại”.

Chị Lan bảo khi đó anh chị được luân phiên nhau đi làm từ xa theo các phương án giãn cách của công ty nên mới có thời gian ngồi học cùng con.

“Tôi cũng đọc được thông tin Bộ Giáo dục dự kiến đưa học trực tuyến vào chương trình chính thức. Tất nhiên nếu vì dịch bệnh thì đành phải chịu. Nhưng nếu phải học thật thì nhà trường sẽ phải cân nhắc rất nhiều chuyện như giờ học như thế nào? Nếu học ban ngày phụ huynh đi làm, không có ai hỗ trợ sát sao đối với các bé nhỏ sẽ ít hiệu quả. Nếu học tối, chúng tôi đi làm về đã rất mệt mà vẫn phải ngồi xem con học thì ngại thật đấy”.

{keywords}
Dạy học trực tuyến. Ảnh minh họa: Thanh Hùng

Kiểm soát thời gian sử dụng máy tính của con là nỗi lo của anh Nguyễn Văn Long (Quận 10, TP.HCM). Có cậu con trai năm nay lên lớp 9, hàng ngày, anh Long khống chế thời gian sử dụng máy tính của con là 1 tiếng, vào buổi tối.

“Nếu trường có giờ học online ban ngày, vợ chồng tôi phải đi làm, thì cái máy tính sẽ thuộc về thằng bé cả ngày chứ tôi không thể canh giờ con học chạy về mở-tắt máy. Điều tôi lo lắng nếu con được dùng máy tính thoải mái không chỉ hại sức khoẻ, mà đáng sợ nhất là nguy cơ nó mò vào những trang web có nội dung xấu” – anh Long than thở.

Là lao động tự do từ Đắk Lắk xuống TP.HCM kiếm sống, vợ chồng anh chị Thắng - Thanh thuê một phòng trọ nhỏ ở gần chợ Tân Bình (TP.HCM). Khi được hỏi về việc học trực tuyến của hai con, anh chị cười lắc đầu bảo “Chúng tôi không biết gì nhiều đâu”.

Mấy tháng trước, 2 con ở quê gọi điện xin bố mẹ mua cho cái điện thoại thông minh với lí do "phải có mới học được", anh chị đành mua cho một cái hết hơn 2 triệu. Nhắc tới, chị Thanh bỗng lo lắng “Chúng nó còn bảo nếu có máy tính học mới tốt. Máy tính thì cả chục triệu, mà dạo này công việc ít hơn, vợ chồng tôi cũng khó”.

Cái "khó" của người thầy

Trong khi nỗi lo của phụ huynh là muôn vẻ, thì từ góc độ người quản lý, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM), cho rằng khi dạy học trực tuyến, khó nhất là phương tiện để thầy cô sử dụng, bởi không phải giáo viên nào cũng có máy tính.

Về phần mềm dạy học, ông Phú cho rằng để thầy cô sử dụng thành thạo cần tập huấn và có thời gian nhất định. Chi phí bản quyền phần mềm không quá đắt, nhưng ai sẽ là người trả tiền?”.

Cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THPT Trưng Vương cũng băn khoản về điều này.

Theo cô Thủy, hiện nay trường đang kết nối mua bản quyền của Microsoft. Chi phí cho mỗi giáo viên là 900.000 đồng. Như vậy, để đầu tư cho 120 giáo viên, trường phải mất 100 triệu đồng để mua tài khoản.

“Hiện nay chúng tôi đang suy nghĩ xem lấy nguồn tài chính này từ đâu. Nếu lấy từ nguồn chi sự nghiệp của trường thì chắc chắn phải xin ý kiến của Sở. Nếu có sự đóng góp của học sinh thì thông qua học phí, nhưng điều này phải có chủ trương của thành phố để thu”.

Ngoài ra, cô Thủy cho hay vừa qua trường đã khảo sát về thiết bị học trực tuyến với 1.900 học sinh trong trường. Kết quả, có khoảng 95% học sinh có máy tính, điện thoại thông minh có nối mạng. Do vậy, nếu cần học trực tuyến, trường có thể hỗ trợ 5% học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không có thiết bị.

{keywords}
Cậu bé học trực tuyến trong vòng vây của cả nhà - Bức ảnh từng gây "bão mạng" trong những ngày đầu các trường học triển khai phương thức dạy học trực tuyến.

Trong khi đó, đa số giáo viên, giảng viên lại lo lắng về chuyên môn.

Là giáo viên dạy môn Lịch sử và Giáo dục công dân ở trường THCS Diên Khánh (Khánh Hoà) với 34 năm giảng dạy, thầy Nguyễn Văn Lực lúng túng bởi phải dạy học trực tuyến khi đã gần ở tuổi hưu (57 tuổi).

Để chuẩn bị cho tiết dạy trực tuyến 45 phút, anh đã phải mất 2 ngày. “Tôi đã từng cảm thấy rất áp lực. Để tiết dạy “có hồn”, tôi phải tập dượt nhiều lần, làm sao để nhịp nhàng giữa từng lời nói với slide...”.

Thầy Đỗ Anh Đức, giảng viên Viện Báo chí và Truyền thông (ĐH Khoa học xã hội và nhân văn) thì cho rằng cái khó nhất của dạy online là… phải tưởng tượng.

“Khi trước mặt mình là cái camera chứ không phải học sinh thì cách giảng phải thay đổi, vì nếu bê nguyên xi cách dạy trực tiếp vào dạy online sẽ rất mệt và không hiệu quả”.

Theo anh Đức, khi dạy trực tuyến, người dạy không chỉ phải tiếp thu công nghệ mà còn phải thay đổi bản thân, cách thức giảng dạy… “Giảng trực tiếp có ngữ cảnh nói, còn online thì không. Khi dạy online, lời nói của người giảng phải ít hơn nhưng ý nghĩa hơn, tác động được tới học viên, sơ ý là mất tập trung ngay lập tức”.

{keywords}
Giảng đường online của PGS Trần Văn Hải, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn

Có thể vượt qua rào cản

Với TS Nguyễn Năm Hoàng, Khoa Văn học Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia Hà Nội, việc nhà trường triển khai giảng dạy E-learning giúp cả thầy và trò tận dụng những lợi thế của công nghệ và môi trường mạng để nâng cao việc dạy và học.

“Tất nhiên là sẽ có những rào cản, thách thức. Thứ nhất, nếu chúng ta không biết cách tổ chức lớp học trực tuyến hay giao tiếp hiệu quả với sinh viên, sẽ làm giảm hứng thú, cảm xúc của chính mình và người học. Thứ hai, trong cuộc sống nhiều người cảm thấy ngần ngại khi phải học cách làm chủ các phương tiện, công nghệ. Thứ ba, chúng ta phải đảm bảo điều kiện về cơ sở vật chất giảng dạy như đường truyền internet, thiết bị...” – chị Hoàng phân tích.

Tuy nhiên, tất cả đều khẳng định cho dù ban đầu có hơi bỡ ngỡ nhưng họ đã vượt qua.

“Khi chúng ta triển khai quá trình một cách chuyên nghiệp, tích cực, cả thầy và trò được thông tin, hướng dẫn để hiểu về nó thì có thể vượt qua những thách thức ấy” – TS Năm Hoàng chia sẻ kinh nghiệm.

Ngân Anh - Lê Huyền

Bảo vệ đề cương thạc sĩ online và chuyện học viên 'bật khóc'

Bảo vệ đề cương thạc sĩ online và chuyện học viên 'bật khóc'

Lần đầu tiên, một buổi thẩm định đề cương luận văn cao học được triển khai online. Nhiều tình huống "chưa từng có" đã xảy ra như: học viên "gọi điện cho người thân" hay thậm chí bật khóc trước màn hình...

(责任编辑:Cúp C1)

    推荐文章
    热点阅读