Từ lâu,óarađasốngườiNhậtkhôngbiếtdùngxíxổmkiểuNhậkết quả mu mới nhất bồn cầu Nhật Bản đã nổi tiếng cả thế giới vì có nhiều chức năng hơn cả máy giặt: vòi phun tự động, sưởi ấm, phát nhạc... Tuy nhiên, loại bồn cầu hiện đại đó vẫn chưa là gì so với xí xổm kiểu truyền thống của Nhật.
Dù có thiết kế đơn giản nhưng từ khách du lịch cho đến người dân bản địa đều hoang mang vì loại xí xổm này.
Được làm từ sứ, loại xí xổm kiểu Nhật dần dần được thay thế bởi xí bệt theo phong cách phương tây. Tuy nhiên, loại xí xổm này vẫn còn phổ biến tại các nhà vệ sinh công cộng ở công viên hoặc trạm xăng, siêu thị.
Vấn đề khiến người dùng Twitter ở Nhật tranh luận chính là: phần giống như cái mũ trùm (trong tiếng Nhật gọi là kinkakushi), bên dưới có cống thoát nước có tác dụng gì? Khi đại tiện nên quay người về hướng nào?
Theo người dùng Twitter @mikaduki_neko, kinkakushi ban đầu là cái giá bằng gỗ, nơi các samurai khó tính treo quần váy hakama một cách an toàn, tránh quệt vào chất thải. Một giả thuyết khác cho rằng: khi giải quyết nỗi buồn thì nước ở miệng cống thường bắn lên gây mất vệ sinh, thiết kế hình vòm của kinkakushi sẽ hạn chế vấn đề này cũng như dễ cọ rửa hơn. Do đó, hãy ngồi quay lưng về phía kinkakushi.
Tuy nhiên, người dùng @snufkin_p lại phản biện bằng bức ảnh chụp ở Toto - nhà sản xuất thiết bị vệ sinh lớn nhất nhì thế giới. Nó cho thấy, bạn phải ngồi đối diện kinkakushi, tư thế chuẩn phải trông giống hình người đang cưỡi một chiếc dép khổng lồ.
Số đông cho rằng @mikaduki_neko đã đúng, vì ngồi đối diện với kinkakushi thì sản phẩm phụ phải mất một quãng nữa mới tới được lỗ cống. Chưa kể phải mất thêm công cọ rửa.
Đại diện của Toto vẫn một mực khẳng định phải ngồi đối diện kinkakushi mới đúng tư thế. Sau vụ việc này, vô số người Nhật mới nhận ra họ thực sự không biết dùng xí xổm truyền thống thế nào cho đúng.
Dù thế nào đi nữa, sử dụng xí xổm vẫn tốt hơn xí bệt vì một số lý do nhất định. Khi đại tiện, thân người và đùi nên tạo thành một góc 35 độ mới là tốt nhất.
Theo GenK
(责任编辑:Nhà cái uy tín)