Fabet

Tin thể thao 24H Những bốt điện thoại cuối cùng ở Hà Nội và ký ức một thời mong lắm một cuộc gọi từ trên phố_kèo nhà cái 188

Những bốt điện thoại cuối cùng ở Hà Nội và ký ức một thời mong lắm một cuộc gọi từ trên phố_kèo nhà cái 188

Những chiếc bốt điện thoại công cộng nhỏ nhắn,ữngbốtđiệnthoạicuốicùngởHàNộivàkýứcmộtthờimonglắmmộtcuộcgọitừtrênphốkèo nhà cái 188 chỉ gồm một trụ che mưa nắng, bàn số, ống nghe và khe nhét thẻ thanh toán (phone card). Có một thời, chúng từng là biểu tượng cho sự phát triển của ngành công nghiệp viễn thông... nhưng giờ đây, ký ức ấy hình như đã lùi rất xa.

Bây giờ, khắp TP Hà Nội chỉ còn sót lại 5 chiếc bốt điện thoại cuối cùng nằm trong khuôn viên làng sinh viên Hacinco. Chúng được sơn ngoài bằng màu xanh da trời, bên trên có ghi dòng chữ "điện thoại thẻ Việt Nam". Nếu không bị dán chằng chịt các loại tờ rơi quảng cáo, những chiếc bốt ấy trông vẫn thật đáng yêu, dễ mến... Và khi nhìn thấy nó, nhiều người lại thầm nghĩ về một thời nào đó xa xôi, đã từng yêu điện thoại thẻ như yêu những chiếc smartphone đắt tiền bây giờ.

Và điều đáng buồn nhất là cách đây vài năm, tất cả đã ngừng hoạt động. Sinh viên làng Hacinco, chẳng ai để tâm đến chúng vì từ khi họ nhập học, 5 chiếc bốt điện thoại này đã trở thành vật dụng cổ lỗ.

Khắp TP Hà Nội bây giờ chỉ còn sót lại 5 chiếc bốt điện thoại cuối cùng...

Theo thời gian những chiếc bốt điện thoại dần đi vào quên lãng

Thế hệ 9X, 10X, hẳn nhiều người không biết và không còn nhớ những bốt điện thoại công cộng như thế này, nhưng những người thuộc thế hệ 7X, 8X, nhất là 8X đời đầu thì lại có vô vàn kỉ niệm gắn với những bốt điện thoại nhỏ xinh nơi góc phố Hà Nội.

Phải quay lại những năm 90 của thế kỷ trước, người ta mới thấy điện thoại công cộng hữu ích đến chừng nào. Thời bấy giờ, viễn thông chưa phát triển như ngày nay, điện thoại trở thành một loại dịch vụ đắt đỏ, thậm chí xa xỉ và chỉ dành cho những gia đình khá giả sống ở TP.

Cách đây 20 năm, điện thoại công cộng là niềm tự hào, là sự hãnh diện xen lẫn cả háo hức.

Nhiều người hẳn còn nhớ, năm 1995, Việt Nam mới chính thức có tên trên bản đồ viễn thông Quốc tế. Thời đó, để lắp được một chiếc điện thoại cố định, người ta phải bỏ ra 850.000 đồng, số tiền lớn bằng 2 chỉ vàng để mua máy và kết nối đường dây. Không phải gia đình nào cũng có sẵn tiền trong túi và sẵn sàng chi trả phí thuê bao, cước gọi đắt đỏ hàng tháng để sử dụng loại hình dịch vụ này. Vả lại, càng ít người dùng thì càng ngại lắp đặt vì nếu người thân không ai dùng, điện thoại lắp rồi biết gọi cho ai?

Giữa hoàn cảnh ấy, năm 1997, những bốt điện thoại xuất hiện như một vị cứu tinh. Nó từng được người dân Thủ đô yêu mến, mong đợi, nhất là tầng lớp học sinh, sinh viên hay những người lao động thu nhập thấp hoặc trung bình.

Bàn phím sờn cũ, ống nghe bạc màu,... dấu vết của một thời xa xưa và hoài niệm nhuốm đầy từng ngóc ngách bốt điện thoại.

Sử dụng điện thoại công cộng, người ta không mất phí lắp đặt, được tính cước thuê bao giá rẻ và rất chính xác. Những chiếc thẻ điện thoại, 15 năm về trước từng là vật dụng không thể thiếu trong ví của nhiều bạn trẻ. Họ yêu quý, nâng niu và giữ gìn nó bởi vì... đó là con đường liên lạc nhanh nhất, kết nối họ với người thân, bạn bè và nhất là với người mình thương yêu.

Cuộc gọi qua điện thoại công cộng cũng thật bất tiện: phải xếp hàng đợi, không dám nói chuyện quá riêng tư vì xung quanh luôn có người qua lại, phải hẹn đúng giờ ấy, ngày ấy, địa điểm đó để gọi cho nhau nghe một cú điện thoại... Nhưng không sao, vào cái thời mà người ta phải liên lạc với nhau bằng thư tay, chờ vài ngày mới nhận được... thì điện thoại công cộng quả là một bước tiến công nghệ lớn lao.

Thà rằng phải đợi chờ, cho dù có phải hẹn lên hẹn xuống bao phen mới nghe được trọn vẹn một cú điện thoại của nhau nhưng ít ra, người ta được nghe thấy tiếng nói. Tiếng nói ấm áp, biết biểu lộ cảm xúc ấy, so với thư tay hay những biểu tượng chat trên mạng, thực sự sinh động và gần gũi biết bao nhiêu.

Dẫu sao đi chăng nữa, những chiếc bốt điện thoại cũng đã làm tròn sứ mệnh của nó, chở những yêu thương và đong đầy bao cảm xúc.

Anh Minh (SN 1982) kể lại, năm 2002, khi đang là sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, anh có quen một bạn gái qua yahoo messenger. Yêu xa, một người Sài Gòn, một người Hà Nội nên cả hai giao kèo, mỗi tuần chỉ được gọi cho nhau 1 lần vào 10h sáng chủ nhật.

"Gọi lần nào cũng gặp được luôn vì đầu dây bên kia như đang đợi sẵn nhưng chẳng bao giờ cả hai dám thổ lộ tình cảm qua điện thoại. Bốt điện thoại thời đó không vắng như bây giờ, ngày cuối tuần, xung quanh thường có vài sinh viên đứng chờ đến lượt gọi điện cho người thân".

Vẫn là những chiếc bốt điện thoại đó, 5 chiếc giờ vẫn còn ở làng sinh viên Hacinco... nhưng giờ đây, những người như anh Minh đã rời đi từ lâu và ở phía đầu dây bên kia, rất lâu rồi, chẳng còn người con gái nào đứng đợi nơi góc phố, chờ một cuộc gọi lúc 10h sáng từ Hà Nội... Cảnh vật vẫn thế, nhưng mọi thứ đã đổi thay quá nhiều!

访客,请您发表评论:

© 2025. sitemap