Đây được đánh giá là một hội nghị bàn riêng về bạo lực học đường lớn nhất từ trước đến nay của toàn ngành giáo dục với 640 điểm cầu trên toàn quốc và có sự tham gia của gần 20.000 đại biểu.
Là địa phương mới xảy ra sự việc được dư luận chú ý về nhóm học sinh nữ lột đồ,áoviênviphạmbịđìnhchỉvàingàyrồidạylớpkháclàkhôngnghiêmtúkeonhacai chuan đánh hội đồng bạn, ông Nguyễn Văn Phê, Giám đốc Sở GD-ĐT Hưng Yên nói, dù đã triển khai đến tận cơ sở nhưng một số nơi làm còn hời hợt nên các giáo viên chưa nắm chắc.
Theo ông Phê, ở trường, học sinh phải được yêu thương, phải biết yêu thương nhưng “không có việc được chiều chuộng”.
Đồng quan điểm, ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cũng cho rằng thực tế ở các nhà trường, nhiều giáo viên chủ nhiệm chưa sâu sát, quan tâm đến diễn biến tâm sinh lý, các mối quan hệ của học sinh trong và ngoài lớp học để xử lý các vụ việc kịp thời.
“Bộ GD-ĐT ra nhiều văn bản, bộ trưởng Bộ GD-ĐT có cả chỉ thị về việc này nhưng việc phổ biến, tổ chức thực hiện hiệu quả rất thấp".
Ngoài ra, theo ông Quý, hiện nhiều gia đình chưa quan tâm đến giáo dục con cái. “Chỉ cho con đến trường, cho con tiền học thêm nhưng chưa quan tâm tâm lý của con diễn biến như thế nào".
Ông Quý cũng chỉ ra mối nguy hiểm khi hiện nay mạng xã hội chia sẻ nhiều đoạn clip, phim ảnh về quan hệ xã hội, quan hệ giữa học sinh với học sinh được giải quyết bằng bạo lực.
Mở lớp bồi dưỡng cho giáo viên chủ nhiệm
Bà Phạm Thị Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng ở đâu ban giám hiệu nhà trường sâu sát, nắm bắt được kịp thời tư tưởng tâm lý, áp lực của đội ngũ giáo viên hay tư tưởng, tình hình học sinh thì bạo lực học đường ít xảy ra.
Sắp tới, Thanh Hóa sẽ mở lớp bồi dưỡng cho các giáo viên chủ nhiệm. Tỉnh này cũng xác định việc để xảy ra bạo lực học đường là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý.
Bà Hằng cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT trong thời gian tới cần ban hành bộ tài liệu chuẩn về giáo dục kỹ năng sống cho các cấp học và đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống thành một môn học chính khóa.
Ngoài ra, vị này cũng mong Bộ GD-ĐT sớm điều chỉnh và ban hành một số các quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh cho phù hợp với tình hình hiện nay.
“Thông tư về việc kỷ luật học sinh được ban hành từ năm 2008 là quá lỗi thời rồi”, bà Hằng nói.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Thanh Hùng |
Xử lý dung túng thì quy định sẽ bị nhờn
Kết luận hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đề nghị đề nghị 63 sở GD-ĐT tỉnh, thành phải thực hiện nghiêm túc các chủ trương của bộ, ngành. Nếu giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì trước hết là phải không cho tiếp tục đứng lớp chứ không phải "đẩy sang lớp nọ lớp kia". Sau đó, tùy theo mức độ vi phạm đến đâu thì xử lý nghiêm đến đó theo quy định pháp luật.
"Tôi thấy một số địa phương khi giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo thì đình chỉ có 3 hôm hoặc 1 tuần sau đó lại dạy lớp khác. Như vậy là không nghiêm túc, không tạo được tấm gương. Đề nghị các lãnh đạo địa phương và sở GD-ĐT phải sát sao kiểm tra. Nếu lãnh đạo các trường còn dung túng, không thực hiện nghiêm thì lãnh đạo địa phương, sở phải chịu trách nhiệm. Nếu không làm nghiêm các quy định sẽ bị nhờn", ông Nhạ nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Nhạ cũng lưu ý quan điểm ngành giáo dục là hướng tới chủ động, tích cực vào các giải pháp để phòng chống bạo lực học đường, chứ không phải nặng tuyên truyền để xử lý. “Việc xử lý là cần nhưng dù sao đó cũng chỉ là hậu quả. Cần hướng tới đẩy mạnh các kỹ năng xử lý tình huống, ứng xử sư phạm để chủ động phòng ngừa, hóa giải các mâu thuẫn phát sinh”, bộ trưởng Nhạ nói.
Thanh Hùng
Đó là một trong nhũng nội dung trong chỉ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ký ban hành.
(责任编辑:Thể thao)