Chuyện một hộ có 2 thuê bao cố định được hỗ trợ theo diện VTCI không phải là hiếm. |
Thông qua quỹ Viễn thông công ích (VTCI),ộthộhưởngmáyđiệnthoạicôngíkết quả giải bundesliga nhà nước đã hỗ trợ điện thoại cố định cho nhân dân vùng khó khăn (vùng công ích) để phục vụ cho nhu cầu thông tin liên lạc, thế nhưng việc thực thi chính sách này đã bị các doanh nghiệp “đẩy quá đà” dẫn đến tình trạng một hộ gia đình được hỗ trợ đến 2 điện thoại. Điều này đang gây nên sự chồng chéo và lãng phí.
Trong tổng số những thuê bao điện thoại cố định không dây được phát triển tại thị trường nông thôn thời gian qua có một tỷ lệ không nhỏ là các thuê bao điện thoại công ích. Vùng công ích (vùng sâu vùng xa, các huyện nghèo, các xã thuộc chương trình 135) là khu vực khó khăn nhất của vùng nông thôn, do đó người dân vùng công ích là những người dễ bị hấp dẫn nhất trước các đợt khuyến mãi dịch vụ của doanh nghiệp viễn thông. Cũng chính những người dân vùng công ích là những đối tượng ít nhu cầu, ít khả năng chi trả cho việc sử dụng nhất. Dẫn tới trong số những thuê bao điện thoại cố định không dây nhanh chóng “rời mạng” ngay sau khi hết khuyến mãi có không ít các thuê bao điện thoại công ích.
Ngày 11/7 vừa qua, nhóm phóng viên Báo Bưu điện Việt Nam vừa có một chuyến khảo sát một số xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (huyện thuộc vùng VTCI) và ghi nhận thực trạng có rất nhiều hộ gia đình sử dụng tới 2-3 máy điện thoại cố định không dây. Điều đáng nói là tất cả số máy này đều được hỗ trợ kinh phí theo tiêu chuẩn VTCI.
Tại hộ gia đình ông N.T xã Tân Linh – huyện Đại Từ (chủ nhà xin được giấu tên), nhóm phóng viên được biết, hiện tại gia đình ông đang sử dụng đồng thời 2 chiếc điện thoại cố định không dây. Một chiếc của mạng EVN Telecom và một chiếc HomePhone của Viettel. Ông H cho biết, trước kia gia đình ông chỉ sử dụng một chiếc e-Com của EVN Telecom nhưng khoảng hơn một tháng trở lại đây ông dùng thêm chiếc HomePhone do được “phát miễn phí” và “khuyến mãi rất nhiều cước gọi”. Khi phóng viên BĐVN hỏi xem hóa đơn thanh toán cước hàng tháng của cả 2 chiếc điện thoại trên, ông H chỉ có thể cung cấp hóa đơn của chiếc e-Com và trong hóa đơn đã ghi rõ: “C.Khuyến mại: 1.Hỗ trợ tiền thuê bao VTCI (viễn thông công ích-PV): 14.800 đồng...”. Còn với chiếc HomePhone, gia đình ông không có hóa đơn thanh toán cước do “chưa thấy họ đến thu tiền gì cả”.
Đến nhà ông bà N.T.N (xã Tân Linh), nhóm phóng viên chúng tôi đã may mắn gặp một vị gia chủ “cẩn thận” đã lưu lại toàn bộ số hóa đơn thanh toán cước viễn thông hàng tháng của cả 2 chiếc điện thoại e-Com và GPhone (VNPT). Trên hóa đơn của cả 2 chiếc điện thoại này đều ghi lại rất rõ ràng các khoản được hỗ trợ theo diện VTCI. Ngoài khoản “khuyến mại” ghi trên hóa đơn của chiếc e-Com giống như của gia đình ông N.T.H, hóa đơn của chiếc G-Phone tháng 4/2009 cũng ghi rõ: “Hỗ trợ VTCI- Thuê bao: 14.800 đồng; Hỗ trợ thiết bị: 16.670 đồng; Khuyến mại: 10.000 đồng...”.
Trong đó, khoản tiền 14.800 đồng là mức hỗ trợ cước thuê bao tháng, hay còn gọi là mức hỗ trợ duy trì thuê bao, theo đúng quy định của Bộ TT&TT; 16.670 đồng là mức hỗ trợ người dân mua máy điện thoại. Theo quy định của Bộ TT&TT, mỗi hộ gia đình thuộc vùng công ích và thuộc khu vực 3 thì được hỗ trợ 200.000 đồng tiền mua thiết bị đầu cuối nhưng không được thanh toán trực tiếp. Nhà nước sẽ thanh toán qua doanh nghiệp bằng cách doanh nghiệp sẽ tự quy định một mức khấu trừ nào đó hàng tháng - trong trường hợp này là 16.670 đồng/tháng- để khấu trừ cho khách hàng đến khi hết 200.000 đồng thì thôi; cả hai khoản hỗ trợ “cước thuê bao tháng” và “tiền mua máy điện thoại” đều lấy từ nguồn kinh phí của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích.