您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

Phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị MRC_keonhacai5

Nhận Định Bóng Đá17人已围观

简介Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN) Ngày 5-4, Thủ tướng Chính phủNguy ...

 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu khai mạc. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Ngày 5-4,átbiểucủaThủtướngNguyễnTấnDũngtạiHộinghịkeonhacai5 Thủ tướng Chính phủNguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên toàn thể Hội nghị Cấpcao lần thứ hai Ủy hội sông Mekong quốc tế, tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng:

Thưa Ngài Samdec Hunsen, Thủ tướng Chính phủ Vương quốc Campuchia

Thưa Ngài Thongsing Thammavong, Thủ tướng Chính phủ nước Cộnghòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Thưa các Quý vị Trưởng đoàn đại biểu Vương quốc Thái Lan, Cộng hòa Nhândân Trung Hoa và Cộng hòa Liên bang Myanmar.

Thưa các vị khách quý,

Trước hết, thay mặt Chính phủ vànhân dân Việt Nam, tôi nhiệt liệt chào mừng Lãnh đạo các nước thành viên Ủyhội, các nước đối tác đối thoại và đại diện các đối tác phát triển, các tổ chứcquốc tế đến tham dự Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Hội nghị cấp cao lần này có ýnghĩa rất quan trọng đối với các quốc gia thành viên Ủy hội và tiến trình hợptác Mekong thông qua việc đánh giá kết quả thực hiện Tuyên bố Hủa Hỉn năm 2010,thảo luận các cơ hội, thách thức hiện nay và đề ra những định hướng lớn cho sựphát triển của Ủy hội trong giai đoạn 2016-2020. Sự kiện này càng có ý nghĩahơn khi chúng ta chuẩn bị kỷ niệm 20 năm ngày ký Hiệp định hợp tác Mekong vàthành lập Ủy hội sông Mekong quốc tế năm 1995.Với chủ đề “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biếnđổi khí hậu ở Lưu vực sông Mekong”, Hội nghị sẽ góp phần vào nỗ lực của cộngđồng quốc tế nhằm tăng cường an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực, nhấtlà khi chúng ta đang hưởng ứng Ngày nước thế giới năm 2014 với chủ đề Nước vàNăng lượng.

Tôi cũng đánh giá cao nỗ lực củaBan Thư ký Ủy hội trong việc phối hợp tổ chức thành công Hội nghị quốc tế vớichủ đề “Hợp tác về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở các lưu vựcxuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu”. Sự tham gia đông đảo của hơn300 đại biểu cùng nhiều đề xuất, ý kiến đóng góp tại Hội nghị quốc tế đã thểhiện sự quan tâm cao của cộng đồng quốc tế và tiềm năng hợp tác rộng lớn đốivới việc sử dụng và phát triển bền vững các dòng sông xuyên biên giới, trong đócó sông Mekong.

Thưa các Quý vị,

Có thể nói chưa bao giờ Lưu vựcsông Mekong đứng trước nhiều thách thức nhưhiện nay. Nhu cầu gia tăng về tài nguyên cho các hoạt động kinh tế, xã hội,trong đó có nhu cầu năng lượng và lương thực đã tạo nên áp lực ngày càng lớnđối với tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan và môi trường sinh tháitrong lưu vực sông.

Lưu vực sông Mekongđã trở thành một trong 5 lưu vực sông lớn trên thế giới có dòng chảy bị suygiảm nhiều nhất. Dòng chảy trung bình năm của sông Mekong tại trạm Chiềng Sen,cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, đã giảm 10% trong vòng 30 năm qua. Ở Lào,sông Mekong đoạn chảy qua Thủ đô Viên Chănmười năm qua khô hạn đến mức người ta có thể lội qua sông trong mùa khô. Ở TháiLan, sông Chao Phờ-ray-a vốn hiền hòa đã xảy ra lũ lớn, gây ra thảm họa lũ lụtquốc gia trong nhiều tháng liền trong năm 2011. Ở Đồng bằng sông Cửu Long củaViệt Nam, nước mặn đã vào đến tận khu vực Tân Châu, Châu Đốc tỉnh An Giang vàlà điều chưa bao giờ xảy ra trước đây. Những tác động này càng trở nên nghiêmtrọng hơn, cấp thiết hơn trong bối cảnh các quốc gia ven sông tiếp tục chịunhiều ảnh hưởng tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu. Theo số liệu tínhtoán cho các kịch bản về biến đổi khí hậu, khi kịch bản tồi tệ nhất xảy ra thìtrong vòng 100 năm tới nước biển ở Việt Nam sẽ dâng cao 01 mét, làm mất 40%diện tích đồng bằng sông Cửu Long, gây ảnh hưởng trực tiếp tới khoảng 10% dânsố của Việt Nam.

Để ứng phó với những thách thứcđó, bên cạnh nỗ lực của mỗi quốc gia, chúng ta cần tăng cường hợp tác khu vực,đặc biệt giữa các quốc gia ven sông, cả ở thượng nguồn và hạ nguồn, thông quanhững cơ chế đa phương, cơ chế tiểu vùng như Ủy hội sông Mekong quốc tế.

Thưa các Quý vị,

Sau gần 20 năm thành lập và pháttriển trên nền tảng của Hiệp định Mekong năm 1995, Ủy hội sông Mekong quốc tếđã không ngừng phát triển và đạt được những thành quả quan trọng, trong đó cóviệc xây dựng những nguyên tắc cơ bản và tầm nhìn chiến lược về sử dụng côngbằng, hợp lý tài nguyên nước trong lưu vực sông Mekong. Chúng tôi hoan nghênhnhững kết quả tích cực trong việc thực hiện Tuyên bố Hủa Hỉn năm 2010, Kế hoạchChiến lược giai đoạn 2011- 2015 của Ủy hội, Chiến lược Phát triển Lưu vực dựatrên Quản lý Tổng hợp Tài nguyên Nước. Nhờ nỗ lực của các thành viên, đến nayđã có 78 trong tổng số 130 hoạt động của Kế hoạch hành động vùng đã được triểnkhai thực hiện, trong đó hơn 30% đã hoàn thành.

Tuy nhiên, như nhiều ý kiến đãnêu tại Hội nghị quốc tế vừa diễn ra, chúng ta có thể và cần nỗ lực hơn nữa đểtranh thủ những cơ hội hợp tác đồng thời cùng nhau vượt qua những thách thứccam go này. Xuất phát từ nhận thức đó, Lãnh đạo Chính phủ các quốc gia thànhviên Ủy hội đã xem xét thông qua Tuyên bố Thành phố Hồ Chí Minh của Hội nghịlần này nhằm tiếp tục khẳng định các cam kết đã nêu tại Hủa Hỉn và đề ra nhữngđịnh hướng lớn cho sự phát triển của Ủy hội sông Mekong quốc tế trong giai đoạnquan trọng sắp tới.

Thưa các Quý vị,

Là một thành viên có trách nhiệmđồng thời là nước ở cuối nguồn sông Mekong, Việt Nam luôn mong muốn cùng các nướcven sông đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của cả khu vực. Nhằm pháthuy vai trò của Ủy hội vì lợi ích chung của cả khu vực, tôi đề nghị chúng tacần ưu tiên thúc đẩy thêm một số điểm sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục thực hiệnmột cách đầy đủ và hiệu quả Hiệp định Mekong 1995 cũng như các thủ tục, quyđịnh của Ủy hội sông Mekong quốc tế về sử dụng công bằng, hợp lý tài nguyênnước, trong đó có Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) nhằmhỗ trợ việc ra quyết định phù hợp đối với các dự án phát triển tài nguyên nướctrong Lưu vực sông Mekong.

Thứ hai, cập nhật và đẩy mạnhthực hiện Chiến lược Phát triển Lưu vực dựa trên Nguyên tắc Quản lýTổng hợp Tài nguyên Nước thông qua việc thực hiện các kế hoạch hành độngcủa quốc gia và vùng. Trong quá trình xây dựng Kế hoạch Chiến lược của Ủy hộigiai đoạn 2016-2020, cân nhắc áp dụng cách tiếp cận mới về mối liên kết nước-nănglượng-lương thực trong quy hoạch phát triển lưu vực với tầm nhìn dài hạn, đangành, đa lĩnh vực.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiêncứu, dự báo của Ủy hội, trong đó tập trung và ưu tiên cao nhất cho việc hoànthành Nghiên cứu chung của về Quản lý và Phát triển bền vững sông Mekong, bao gồm cả nghiên cứu các tác động từ các dự ánthủy điện dòng chính.

Thứ tư, tăng cường hơn nữa vaitrò giám sát và điều phối của Ủy hội trong triển khai thực hiện cam kết của cácnước thành viên về hợp tác quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước chung sông Mekong vì mục tiêu phát triển bền vững của khu vực. Đồngthời, cần tiếp tục củng cố và hoàn thiện các cơ chế pháp lý khu vực và quốc tếnhằm thúc đẩy việc khai thác, sử dụng và phát triển bền vững, công bằng và hợplý tài nguyên nước.

Thứ năm, tiếp tục mở rộng quan hệhợp tác giữa Ủy hội và các nước đối tác, khuyến khích sự tham gia và tham vấngiữa các quốc gia trong và ngoài khu vực vì sự phát triển bền vững của lưu vực.

Cùng các thành viên khác của Ủyhội, Việt Nam hoan nghênh nỗ lực hợp tác, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm củaTrung Quốc và Mi-an-ma - hai nước Đối tác đối thoại của Ủy hội, đồng thời đánhgiá cao sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác phát triển và mong muốn tiếp tụcnhận được sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật để giúp triển khai các lĩnh vực hợptác ưu tiên của Ủy hội trong giai đoạn tới.

Thưa các Quý vị,

Là một đất nước có quá trình hìnhthành và phát triển gắn liền với văn minh lúa nước, sông Mekong có ý nghĩa vôcùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam cũng như anninh lương thực trong khu vực. Đồng bằng Cửu Long có diện tích trên 40.000 km2là nơi sinh sống của gần 20 triệu dân, hàng năm đóng góp đến 27% GDP với90% lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.Tuy nhiên, Đồng bằng Cửu Long hiện cũng đang phải chịu tác động của biến đổikhí hậu và tình trạng phát triển các công trình ở thượng nguồn, gây ảnh hưởnglớn tới đời sống của hàng triệu người dân trong khu vực.

Trong bối cảnh đó, Chính phủViệt Nam rất coi trọng sự ổn định và phát triển bền vững của khu vựcchâu thổ sông Mekong cũng như việc ứng phó với các thách thức an ninh nguồnnước và tác động của biến đổi khí hậu nói chung. Song song với việcphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiếnlược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 cùng nhiều chương trình hànhđộng cụ thể, Chính phủ Việt Nam đã chủ động triển khai Nghiên cứu tác độngcủa các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong. Chúng tôi hoan nghênhviệc Chính phủ các nước Lào và Campuchia đã cam kết cùng tham gia nghiên cứunày và mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các đối tác pháttriển, các nhà tài trợ để Nghiên cứu sớm có kết quả vào cuối năm 2015 như kếhoạch đề ra.

Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Namđã hoàn tất các thủ tục để gia nhập Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về Luật sửdụng các nguồn nước quốc tế cho các mục đích phi giao thông thủy, nhằm góp phầnhoàn thiện các khuôn khổ pháp lý khu vực và quốc tế đảm bảo việc quản lý, sửdụng và phát triển tài nguyên nước tại các con sông quốc tế một cách bền vững,công bằng và hợp lý.

Thưa các Quý vị,

Trải qua nhiều thế hệ với nhữngthăng trầm của lịch sử, con sông Mekong vẫnmãi là cầu nối của tình hữu nghị, hợp tác giữa các nước ven sông. Ngày nay,không chỉ góp phần vào việc đảm bảo cuộc sống của hơn 60 triệu người dân sốngtrong lưu vực, sông Mekong còn mang trong mình những tiềm năng to lớn về hợptác văn hóa, du lịch, kinh tế giữa nhân dân các nước trong khu vực.

Để con sông mãi mãi là tài sảnchung vô giá của các thế hệ hôm nay và mai sau, tôi tin tưởng rằng, thông quahợp tác, đối thoại “trên tinh thần hợp tác Mekong”, chúng ta sẽ góp phần giảiquyết hiệu quả các thách thức liên quan đến an ninh nguồn nước, năng lượng vàlương thực, đồng thời bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân các nước tronglưu vực sông Mekong về phát triển kinh tế, an sinh xã hội, và bảo vệ môitrường.

Với tinh thần đó, tôi tuyên bốkhai mạc Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mekongquốc tế.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Chúc Quý vị dồi dào sức khỏe và hạnh phúc.

Xin chân thành cảm ơn./.

Theo TTXVN

Tags:

相关文章



友情链接