Trường Gateway (Cầu Giấy - Hà Nội),êntrườngquốctếđượcquyđịnhtrongluậtnhưthếnàty le bd y nơi xảy ra sự việc học sinh lớp 1 tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón được giới thiệu là Trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway.
Tại buổi họp báo trưa 7/8, ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy (Hà Nội), khẳng định "trong quy định không có trường nào là trường quốc tế. Chữ quốc tế là do một số trường ngoài công lập tự quảng cáo để thu hút học sinh. Trong địa bàn quận chỉ có những trường có yếu tố nước ngoài và chúng tôi cũng đã báo cáo những điều này lên trên".
Trường Gateway có tên tiếng Anh là International School Gateway (trường quốc tế Gateway) |
Theo Điều 48 của Luật Giáo dục 2005 (đang có hiệu lực) nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình:
Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;
Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động;
Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Luật Giáo dục 2019, có hiệu lực từ 01/7/2020, cũng quy định các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 47):
Trường công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu;
Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
Như vậy, trong Luật Giáo dục không có quy định riêng nào về loại hình "trường quốc tế".
Còn Nghị định 86 năm 2018 của Chính phủ định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục, tại Điều 29, đặt tên cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động dưới hình thức trường hoặc trung tâm được đặt tên theo quy định:
Đối với trường, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: "Trường", "Cấp học hoặc trình độ đào tạo" và tên riêng;
Đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: "Trung tâm giáo dục hoặc đào tạo", "Ngành hoặc nhóm ngành đào tạo chính" và tên riêng;
Đối với phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì tên phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: "Phân hiệu", "Tên cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài" và "tại tỉnh, thành phố".
Tên riêng của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không được đặt trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của cơ sở giáo dục đã đăng ký, với tên của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài có tên giao dịch bằng tiếng Việt và tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh (hoặc bằng một ngôn ngữ nước ngoài thông dụng khác) với nội dung tương đương.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT sẽ xem xét, quyết định việc đặt tên một số cơ sở giáo dục mang tính đặc thù.
Trước đó, Thông tư 12/2011 về Điều lệ trường THCS, THPT và THPT có nhiều cấp học việc đặt tên trường được quy định như sau:
Trường trung học cơ sở (hoặc: trung học phổ thông; tiểu học và trung học cơ sở; trung học cơ sở và trung học phổ thông; tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; trung học phổ thông chuyên) + tên riêng của trường.
Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên trường và giấy tờ giao dịch.
Ông Nguyễn Hoài Chương, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, "trường quốc tế" là một khái niệm phức tạp. Trước đây, việc phân biệt "trường quốc tế" dựa vào 2 yếu tố là chương trình và người học. Trong đó Chương trình phải là chương trình quốc tế; Người học đa dạng, đa quốc gia, đa quốc tịch.
Tuy nhiên bây giờ tên gọi "trường quốc tế" này đang được "lạm dụng", có yếu tố làm hấp dẫn phụ huynh và người học, đồng thời các trường cũng đưa ra mức thu rất cao; phụ huynh thì ngộ nhận rằng chính con họ đang học trường quốc tế nên không ngại đầu tư.
Một chuyên gia giáo dục ở TP.HCM, cho hay trường quốc tế có hai loại. Loại đúng chuẩn quốc tế là có 100% vốn nước ngoài, dạy cho con em người nước ngoài. Những trường này do Tổng Lãnh sự các nước mở ở Việt Nam để dạy cho con em cán bộ ngoại giao của họ (khống chế tỷ lệ học sinh Việt Nam). Những trường này dạy hoàn toàn chương trình nước ngoài, bằng cấp nước ngoài.
Loại thứ hai cũng có tên quốc tế, đó là các trường tư thục. Tại TP.HCM, cơ quan quản lý gọi chung là các trường "có yếu tố nước ngoài". Nhiều trường trong số này sử dụng phần lớn chương trình, giáo viên nước ngoài cũng như phương pháp giảng dạy của đối tác nước ngoài; hoặc chương trình do những tổ chức giáo dục được công nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới kiểm định. Bằng cấp của học sinh nhận được ngoài bằng THPT của Việt Nam, có thể thêm một bằng nếu là song bằng.
Cũng có một số trường dạy chương trình Việt Nam và chỉ dạy Toán, Khoa học bằng tiếng Anh và được đầu tư khá lớn.
Lê Huyền
- Để cho con theo học ở những trường này, một năm phụ huynh phải chi trên 500 triệu đến gần 800 triệu đồng tiền học chưa kể các khoản phí khác.
(责任编辑:La liga)