70 năm qua,ắmbắtthờicơpháthuysứcmạnhtổnghợpxâydựngBìnhDươngngàycànggiàuđẹpvăkết quả uae pro league kể từ ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, cách mạng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn, nhiều bước ngoặt và vượt qua nhiều thử thách lớn, giành thắng lợi vĩ đại, đưa đất nước phát triển. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thủ Dầu Một, Sông Bé, ngày nay là Bình Dương đã đoàn kết, năng động, sáng tạo nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức giành được những thành quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam (2-9), đồng chí Mai Thế Trung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã dành cho Báo Bình Dương cuộc trao đổi cởi mở xung quanh nội dung về truyền thống đấu tranh cách mạng cũng như quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong 70 năm qua. - Thưa đồng chí, vào những ngày cuối tháng 8 cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đứng lên giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam độc lập, tự do. Đây là thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Nhân kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam, xin đồng chí chia sẻ một vài suy nghĩ và cảm xúc của mình về sự kiện trọng đại này? - Chúng ta đang sống trong những ngày mùa thu Tháng Tám, những ngày này cách đây 70 năm là cột mốc chói lọi trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày 19-8-1945, ở Thủ đô Hà Nội, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thắng lợi, giành chính quyền về tay nhân dân. Với khí thế tiến công, cả dân tộc triệu người như một nhất tề đứng lên đưa cuộc Tổng khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn. Tại tỉnh Thủ Dầu Một, sau khi tiến hành khởi nghĩa giành thắng lợi ở nhiều nơi, đến sáng ngày 25-8-1945, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Khởi nghĩa đọc diễn văn tại cuộc mít tinh lớn được tổ chức ở Phú Cường tuyên bố chính quyền đã về tay nhân dân. Đồng chí Mai Thế Trung (bìa phải), Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thăm hỏi, tặng hoa và quà cho ông Nguyễn Hảo Đức, một cán bộ lão thành cách mạng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9. Ảnh: Q.CHIẾN Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, là biểu tượng rực rỡ của tinh thần yêu nước nồng nàn, của ý chí quật cường không chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ và của khát vọng tự do, hòa bình, ấm no, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc qua hàng ngàn năm; đồng thời là thắng lợi của việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Ðảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, tổ chức và rèn luyện với tầm nhìn xa, trông rộng đã dự báo chính xác thời cơ cách mạng; tích cực chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang; sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng; dựa vào lực lượng toàn dân; kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, đi từ khởi nghĩa toàn phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Khi thời cơ cách mạng đã chín muồi, Ðảng ta kịp thời phát động toàn dân, triệu người như một vùng lên lật đổ chế độ thực dân phong kiến, áp bức, bóc lột, lập nên chính quyền cách mạng do nhân dân làm chủ. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi cùng với bản Tuyên ngôn Ðộc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp soạn thảo và tuyên đọc đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã đưa nước ta vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Cũng bắt đầu từ đây, chúng ta bước vào thời đại Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân ta từ người nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa và nửa phong kiến trở thành nước độc lập và dân chủ. Thành công của cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 đã để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng nước ta trong các giai đoạn cách mạng sau này, trong đó có những bài học đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị, đó là bài học về nắm bắt thời cơ, bài học về dựa vào quần chúng, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc… - Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dân tộc ta lại bước vào một cuộc trường chinh ròng rã 30 năm đánh đuổi ngoại xâm, kết thúc bằng đại thắng mùa xuân năm 1975. Xin đồng chí cho biết những đóng góp quan trọng của quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương để cùng cả nước giành thắng lợi trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc? - Cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân ta được hưởng không khí độc lập, tự do chưa lâu thì thực dân Pháp lại tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai. Ngay từ giữa cuối tháng 9-1945, cùng với cả nước, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương lại tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Trên chiến trường miền Đông Nam bộ, Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã sớm trở thành địa phương có phong trào du kích phát triển rộng khắp, với những căn cứ địa nổi tiếng như Chiến khu Đ, căn cứ Long Nguyên, Thuận An Hòa… đặc biệt, chính từ phong trào du kích chiến tranh, toàn dân đánh giặc của địa phương đã nảy nở, khai sinh ra cách đánh hoàn toàn mới, độc đáo, đó là chiến thuật đặc công. Đây là cách đánh sáng tạo, tiêu biểu, đầy mưu trí và gan góc của quân và dân Thủ Dầu Một- Bình Dương đóng góp vào sự hình thành của lối đánh đặc công của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Bên cạnh đó, Chiến khu Đ và hệ thống các căn cứ lõm là hình mẫu tiêu biểu về căn cứ địa kháng chiến của chiến trường Thủ Dầu Một - Bình Dương. Đây là hình mẫu tuyệt vời của nghệ thuật chiến tranh nhân dân về tổ chức căn cứ địa. Sau này, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, một lần nữa Chiến khu Đ lại tiếp tục phát huy tác dụng. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Bình Dương luôn là chiến trường nóng bỏng và là nơi tranh chấp ác liệt giữa ta và địch. Do nằm cạnh Sài Gòn, thủ phủ của chính quyền tay sai, Bình Dương là nơi địch xây dựng nhiều căn cứ quân sự kiên cố, tập trung các lực lượng tinh nhuệ và hung hăng nhất với nhiều vũ khí tối tân, hiện đại. Đặc biệt, chúng chọn nơi đây làm nơi thực hiện thí điểm nhiều chiến lược, chiến thuật quan trọng với nhiều hoạt động quân sự và chính trị quy mô lớn hòng tiêu diệt lực lượng cách mạng. Chính trong hoàn cảnh khó khăn, khốc liệt và hiểm nghèo đó, phát huy truyền thống yêu nước bất khuất, Đảng bộ đã lãnh đạo quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương quyết tâm đánh giặc ngoại xâm và đội quân tay sai. Trải qua những năm tháng đấu tranh kiên cường, anh dũng chiến đấu, vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, gian khổ, hy sinh, quân và dân Thủ Dầu Một - Bình Dương đã lập nên nhiều chiến công hiển hách gắn liền với những địa danh như Phước Thành, Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Đất Cuốc, Bông Trang, Nhà Đỏ… đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Thủ Dầu Một - Bình Dương như những dấu son rạng rỡ, hào hùng nhất. Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, với tinh thần “Một ngày bằng 20 năm” và tư tưởng chỉ đạo “Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, cùng với các binh đoàn chủ lực, quân và dân trong tỉnh đã tham gia đánh chiếm toàn bộ các căn cứ quân sự, diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng ngụy quân, đập tan bộ máy ngụy quyền từ tỉnh đến huyện, xã, giải phóng Thủ Dầu Một - Bình Dương, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30-4-1975. Một góc thành phố mới Bình Dương. Ảnh: X.THI - Không những anh dũng, kiên trung trong chiến đấu, lập nên những thành tích vẻ vang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương còn tiếp tục làm nên những kỳ tích trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, đưa Bình Dương từ một tỉnh nghèo trở thành một trong những địa phương đi đầu trong phát triển. Đồng chí đánh giá như thế nào về những thành tựu mà Bình Dương đã đạt được trong gần 30 thực hiện đường lối đổi mới đất nước của Đảng? - Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sông Bé - Bình Dương bắt tay ngay vào nhiệm vụ mới, chống đói nghèo, lạc hậu, khẩn trương xây dựng chính quyền, khắc phục hậu quả chiến tranh, chống các thế lực phản động chống phá, bảo vệ biên giới, ổn định cuộc sống, cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách mới, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương. Nổi bật là thực hiện thành công chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác một cách có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh thông qua chính sách trải chiếu hoa đón các nhà đầu tư; tập trung phát triển các khu công nghiệp, tạo ra những mũi đột phá trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tư duy đổi mới, dám nghĩ, biết làm của Đảng bộ và nhân dân Bình Dương được phát huy mạnh mẽ trong điều kiện mới. Những quyết sách lớn của Đảng bộ, đặc biệt là trong việc khơi dậy nội lực, thu hút nhân tài, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, ưu đãi đầu tư và phát triển khu, cụm công nghiệp đã nhanh chóng mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của Bình Dương. Thành công mang tính đột phá của tỉnh là phát triển nhanh, có hiệu quả các khu công nghiệp gắn với phát triển các khu đô thị mới tập trung. Đến nay, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp với diện tích gần 9.700 ha (so với cả nước chiếm 9,8% về số khu và 11,8% về diện tích). Bình Dương cũng là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến nay, tỉnh đã có 2.511 dự án còn hiệu lực với số vốn 21,86 tỷ USD, là 1 trong 5 tỉnh đã thu hút đầu tư vượt mốc 20 tỷ USD. Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, tình hình trong nước còn nhiều khó khăn, song các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt cùng với nỗ lực của toàn dân và cộng đồng doanh nghiệp đã triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các nghị quyết, chủ trương của Trung ương về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhờ đó, GDP bình quân 5 năm (2011-2015) tăng 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Dự kiến đến cuối năm 2015, cơ cấu kinh tế công nghiệp- dịch vụ - nông nghiệp đạt 60% - 37,3% - 2,7%, GDP bình quân đầu người dự kiến đạt 95,6 triệu đồng/người. Các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển cả về số lượng và quy mô, sức cạnh tranh được nâng cao. Kinh tế Nhà nước được sắp xếp, đổi mới quản lý và cổ phần hóa đúng lộ trình, sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thể hiện vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh. Kinh tế tập thể được củng cố và phát triển. Kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GDP của tỉnh. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến quan trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; an sinh xã hội được bảo đảm, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Qua đó, tiềm lực và khả năng cạnh tranh, thương hiệu của tỉnh được cải thiện rõ rệt, Bình Dương đang thuộc nhóm tỉnh dẫn đầu thành công trong sự nghiệp đổi mới. - Phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng cũng như những thành quả đã đạt được trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, theo đồng chí trong giai đoạn tiếp theo Bình Dương cần làm gì để tiếp tục có những bước phát triển mạnh mẽ, bền vững hơn nữa phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020? - Những thành tựu đạt được trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh thời gian qua là minh chứng về sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng đối với công cuộc đổi mới, sự năng động, sáng tạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận trong những năm qua, kinh tế tăng trưởng khá nhưng chưa thật bền vững, chất lượng tăng trưởng còn thấp, cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế chuyển dịch còn chậm. Sản phẩm có giá trị gia tăng cao còn ít; năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của nhiều sản phẩm còn thấp; chưa thu hút được nhiều dự án kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến hiện đại, ít thâm dụng lao động. Các ngành dịch vụ chất lượng cao chuyển biến còn chậm; việc chuyển đổi công năng các khu công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp ở các thị xã, thành phố sang phát triển dịch vụ, đô thị còn chậm; nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị đã có chủ trương đầu tư nhưng triển khai thực hiện dự án chưa tốt. Việc ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ kỹ thuật cao trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế (nhất là trong trồng trọt); các vùng sản xuất nguyên liệu, sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với chế biến tiến độ còn chậm, quy mô nhỏ. Phát huy thành quả đã đạt được và trên cơ sở xác định nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua, tỉnh xác định trong chiến lược phát triển những năm tới sẽ tập trung nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng quy mô nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và tăng trưởng hợp lý; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ - công nghiệp chất lượng cao gắn với quá trình đô thị hóa; phát triển nông nghiệp đô thị, công nghệ sinh học; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của người dân; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Bình Dương trở thành một đô thị văn minh, hiện đại, thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2020. Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền luôn chăm lo xây dựng hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn; rèn luyện đội ngũ cán bộ, tiếp tục phòng chống tham nhũng lãng phí. Đặc biệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị được tập trung chỉ đạo thực hiện với quyết tâm chính trị cao, được cán bộ, đảng viên đồng tình và đạt kết quả quan trọng bước đầu, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém. Trong thời gian gần đây, Đảng bộ Bình Dương đã tập trung quyết liệt triển khai thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 61-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh nhà. Đến nay, chúng ta hết sức vui mừng, phấn khởi về kết quả của 16/16 Đảng bộ trực thuộc Đảng bộ tỉnh tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ 2015-2020. Các đại hội đã thật sự phát huy dân chủ, thể hiện vai trò là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ mình với sự trang trọng, nghiêm túc, bảo đảm các nguyên tắc, thực hiện đúng các quy định về tổ chức đại hội. Các đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất góp phần vào sự thành công của đại hội. Thành công của đại hội các Đảng bộ trực thuộc là cơ sở hết sức quan trọng để bảo đảm cho việc tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 sẽ diễn ra vào cuối tháng 10 sắp tới. Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2-9), trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, chúng ta càng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá về nắm bắt thời cơ, đoàn kết và huy động tổng hợp sức mạnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân của Cách mạng Tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 70 năm, tin tưởng rằng Bình Dương sẽ cùng với cả nước vượt qua khó khăn, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. - Trân trọng cảm ơn đồng chí! TRÍ DŨNG (thực hiện) |