Nghề in ấn buổi sơ khai ở nước ta_kết quả bđ hôm nay

  发布时间:2025-01-10 01:25:05   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Nghề in ấn buổi sơ khai ở nước ta_kết quả bđ hôm nay。

Là tập khảo cứu đầu tiên nghiên cứu về lĩnh vực này,ềinấnbuổisơkhaiởnướkết quả bđ hôm nay “Lần theo dấu chữ” do Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam (Nhã Nam) liên kết với Nhà Xuất bản Thông tấn ấn hành, đã lấp đầy một khoảng trống cần thiết trong nghiên cứu lịch sử văn hóa Việt Nam.

Nghe in anh 1

Tập khảo cứu giá trị về ngành in ấn ở Việt Nam. Ảnh: Nhã Nam

Cuốn sách đi từ những ngày sơ khai của nghề in ấn ở Việt Nam, khi người Pháp mới vào Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX, cho đến năm cuối những năm 1920. Tác giả tập hợp và phân tích nhiều nguồn tư liệu quý giá bằng ba thứ tiếng Pháp, Anh và Việt, đồng thời, dày công tìm kiếm thông tin từ các công báo, niên giám thời Pháp thuộc và các tài liệu thư mục quan trọng như Bibliotheca Indosinica của Henri Cordier hay Bibliographie de L'Indochine Orientale của Landes.

Điểm nổi bật của cuốn sách là cách tiếp cận có hệ thống về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử ngành in ấn Việt Nam. Tác giả không chỉ ghi lại tên tuổi các nhà in chủ chốt, năm thành lập và quá trình hoạt động, mà còn khắc họa sinh động chân dung các nhân vật tiên phong, những câu chuyện đặc sắc về hoạt động in ấn thời kỳ đầu.

Bên cạnh đó, cuốn sách xác định và ghi lại lịch sử hoạt động của hầu hết các nhà in trong giai đoạn 1862-1920, phác họa quá trình chuyển giao từ các nhà in của người Pháp sang sự xuất hiện của các nhà in do người Việt làm chủ và cung cấp cái nhìn tổng quan về vai trò của ngành in trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa.

Sách Lần theo dấu chữđược chia thành bốn phần. Trong đó, phần một tập trung phác thảo những đặc trưng trong lịch sử in ấn ở Việt Nam thời kỳ đầu thuộc địa (1862 - 1920). Ba phần còn lại của cuốn sách lần lượt đề cập đến “In ấn ở Nam Kỳ”, “In ấn ở Bắc Kỳ” và “In ấn của Công giáo”.

Ngoài ra, tác giả còn đính kèm ba phụ lục gồm: “Danh mục các nhà in và hiệu sách khác ở Việt Nam (1862 - 1920)”, “Thuật ngữ in ấn”, “Sơ đồ mối liên hệ giữa các nhà in ở Việt Nam giai đoạn 1862 - 1920)”.

Cuốn sách không chỉ có giá trị về mặt học thuật mà còn là tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, sinh viên ngành báo chí, xuất bản và những người quan tâm đến lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam.

Nhân dịp này, Nhã Nam tổ chức ra mắt cuốn sách vào 9h30 ngày 7/12, tại tòa nhà Complex 01 Tây Sơn (số 29, ngách 31, ngõ 167 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội). Tại sự kiện, một số ấn phẩm của các nhà in đầu tiên tại Việt Nam được trưng bày và giới thiệu, gồm sách, báo, tạp chí, từ điển. Đây là những ấn phẩm quý giá thuộc sở hữu của hai nhà sưu tập là nhà báo Yên Ba và tác giả Trịnh Hùng Cường.

Tác giả Trịnh Hùng Cường sinh năm 1981, tại Bắc Ninh, là một nhà sưu tập sách cổ. Là cử nhân Vật lý ánh sáng (Đại học Bách khoa Hà Nội), nhưng với niềm đam mê sưu tầm tư liệu liên quan đến lịch sử, văn hóa Việt Nam, tác giả Trịnh Hùng Cường đảm nhiệm thêm vị trí chuyên viên khai thác tư liệu tại Thư viện Nguyễn Văn Hưởng.

Với hiểu biết phong phú về sách báo xưa của Việt Nam, anh thường sưu tập, khai thác và phục chế tài liệu liên quan đến lịch sử, chính trị và văn hóa Việt Nam.

相关文章

最新评论