Sáng 21/11,ượtNhậtBảnvàAnhViệtNamlọttopthếgiớivềứngdụtài xỉu 1 3/4 tại Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Hội thảo về ứng dụng IPv6 trong kiến trúc đô thị thông minh cho khu vực ASEAN. Đây là hội thảo do Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC - Bộ TT&TT) tổ chức nhằm tăng cường, vai trò và hình ảnh của Việt Nam trong việc thúc đẩy tài nguyên Internet.
Ở thời điểm hiện tại, các nước ASEAN đã triển khai IPv6 nhưng ở các cấp độ khác nhau, do đó việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các quốc gia là rất cần thiết. Hội thảo cũng là dịp để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc triển khai ứng dụng IPv6 giữa các nước thành viên ASEAN.
Hội thảo về ứng dụng IPv6 trong kiến trúc đô thị thông minh cho khu vực ASEAN. Ảnh: Trọng Đạt |
Là giải pháp không thể không thực hiện để giải quyết vấn đề cạn kiệt và thiếu hụt địa chỉ IP và phát triển bền vững của mạng Internet, IPv6 được Bộ TT&TT (trước đó là Bộ Bưu chính Viễn thông) đưa vào nghiên cứu triển khai từ rất sớm. Hiện tại, cả IPv4 và IPv6 tại Việt Nam đều song song tồn tại và hoạt động ổn định tại Việt Nam.
Theo ông George Kuo, Giám đốc dịch vụ Trung tâm Thông tin mạng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APNIC), Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá cao về việc triển khai IPv6.
Báo cáo của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC) cho thấy, Việt Nam đang đứng ở vị trí thứ 10 trên thế giới về mức độ triển khai ứng dụng IPv6, chiếm khoảng 38,48%.
Theo đánh giá của APNIC, Việt Nam hiện xếp thứ 10 thế giới về việc triển khai ứng dụng IPv6. |
Ở bình diện thế giới, Mayotte (một tỉnh thuộc Pháp), Bỉ và Mỹ đang là những quốc gia (vùng lãnh thổ) dẫn đầu về mức độ triển khai IPv6. Tại khu vực Châu Á, mức độ triển khai IPv6 của Việt Nam hiện đứng thứ 4, chỉ xếp sau Ấn Độ, Malaysia và Đài Loan.
Đáng chú ý khi mức độ triển khai ứng dụng IPv6 tại Việt Nam đã bỏ xa nhiều quốc gia có trình độ CNTT phát triển như Pháp (thứ 11), Nhật Bản (thứ 14) hay Vương quốc Anh (thứ 20).
Việt Nam và Malaysia hiện là hai nước đi đầu trong triển khai IPv6 tại khu vực ASEAN. Việt Nam hiện có khoảng 64,5 triệu người sử dụng Internet, trong đó khoảng 20 triệu người sử dụng kết nối IPv6.
Biểu đồ cho thấy mức độ tăng trưởng ứng dụng IPv6 tại Việt Nam. Nguồn: APNIC |
Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Malaysia (xanh lá cây) đang là những quốc gia dẫn đầu về triển khai ứng dụng IPv6. Thái Lan (xanh lá mạ) và Myanmar (da cam) có mức độ triển khai IPv6 tiệm cận nhóm dẫn đầu. Trong khi đó, các quốc gia khác (màu đỏ) đang bị bỏ lại ở phía sau. Nguồn: APNIC |
Theo ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Trưởng Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, kế hoạch triển khai IPv6 của Việt Nam được thực hiện theo 3 giai đoạn. Bao gồm Giai đoạn chuẩn bị (2011 - 2012), Giai đoạn triển khai (2013 – 2015) và Giai đoạn chuyển đổi (2016 - 2019). Sau gần 10 năm triển khai, Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 của Việt Nam sẽ kết thúc vào cuối năm nay.
Ông Nguyễn Hồng Thắng - Phó Trưởng Ban Công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia (Viet Nam IPv6 Task Force). Ảnh: Trọng Đạt |
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Hồng Thắng cho biết, Việt Nam thành công trong chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6 là nhờ có nhiều chính sách hỗ trợ về thuế, bên cạnh đó là những yêu cầu về việc các thiết bị Internet, các cổng thông tin điện tử, các hệ thống CNTT phục vụ chính phủ điện tử bắt buộc phải chuyển đổi và tương thích với IPv6. Công tác đào tạo, tập huấn và truyền thông được tổ chức đồng bộ cũng là một trong những lý do thúc đẩy sự phát triển của IPv6 tại Việt Nam.
Dù Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 đã chuẩn bị kết thúc, tuy vậy trong thời tới, Việt Nam vẫn sẽ thúc đẩy việc triển khai IPv6 đối với hệ thống CNTT của các cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, sử dụng IPV6 cũng sẽ là trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc triển khai 5G, IoT và đô thị thông minh.
Trọng Đạt