8.125 hệ thống máy tính đã được nối mạng tại 1.299 điểm truy nhập công cộng ở 28 tỉnh là kết quả ban đầu của dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại VN.
Thông tin nói trên được đưa ra tại Hội thảo Đánh giá giữa kỳ về tác động của Dự án Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam (Nha Trang 26/5/2016). Dự án do Quỹ Bill & Melinda tài trợ (Dự án BMGF-VN) và kết quả này là đánh giá đời sống cư dân 16 tỉnh tham gia bước 2 và đánh giá định kỳ 12 tỉnh tham gia bước 1 của dự án.
Công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet
Tăng cường tính công bằng trong tiếp cận máy tính và Internet cho người dân ở vùng khó khăn là một trong những kết quả nổi bật nhất Dự án đạt được trong bước 1 và bước 2. Tại các điểm truy nhập công cộng,ưdânnôngthôntỉnhđượcbìnhđẳngthụhưởket qua bong da v league năm 2014, có 2,1 triệu lượt người đến sử dụng máy tính kết nối Internet, tương đương 5,8 triệu giờ truy nhập hữu ích. Số lượng người đến sử dụng máy tính - Internet năm 2014 tăng 35,8% so với 2013; số lượt sử dụng các dịch vụ nói chung cũng tăng 31,7%. Nhiều điểm được bố trí ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tăng cường hỗ trợ các nhóm người nghèo, nhóm thiệt thòi có cơ hội được tiếp cận CNTT bình đẳng.
Máy tính và Internet trở thành dịch vụ được 85,9% người sử dụng phổ biến tại trên 28 tỉnh (tỉ lệ này là 88,5% tại 12 tỉnh). Học sinh/sinh viên chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các nhóm đối tượng tới sử dụng dịch vụ máy tính và Internet với tỉ lệ 41,3%; cán bộ, nhân viên chiếm 24,4%; nông dân là 18%. Trong bước 1, mới có 7,8% nông dân sử dụng máy tính tại các điểm truy nhập công cộng. Tuy nhiên, nhóm người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tiếp cận với các dịch vụ của Dự án còn ít.
Ông Huỳnh Vĩnh Ái - Thứ trưởng bộ VH, TT & DL, phát biểu tại hội thảo |
Tăng lợi ích kinh tế-xã hội cho các cá nhân và cộng đồng thông qua việc sử dụng máy tính và Internet là kết quả được cộng đồng ghi nhận rõ nhất. Hầu hết người sử dụng có nhu cầu thông tin cao với các nội dung về y tế, giáo dục, thông tin liên lạc và giải trí (từ 60% đến hơn 90%), trong đó, thông tin văn hóa giải trí được lựa chọn nhiều nhất.
Với sự năng động, học sinh sinh viên đang là nhóm thụ hưởng nhiều lợi ích nhất. Các nhóm như nông dân, tuy còn chiếm tỷ lệ hạn chế (ở mức 40%) nhưng có xu hướng tăng hơn so với trước đây (29%). Đặc biệt, thông tin được nông dân tìm kiếm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản chiếm tỷ lệ cao là 40,8%, phù hợp với mục tiêu của Dự án. Những lợi ích về lĩnh vực kinh tế ( như tiết kiệm chi phí, chia sẻ, sử dụng thông tin ứng dụng vào sản xuất) được đánh giá cao trong khi thông tin về chính phủ điện tử cũng như chính sách pháp luật của nhà nước đang dần thu hút sự quan tâm của người dân với mức 34,8%.
Nâng cao năng lực phục vụ cho cán bộ địa phương
Không chỉ hướng đến người sử dụng, Dự án còn góp phần Nâng cao năng lực phục vụ của nhân viên. Tại 28 tỉnh, Dự án đã tổ chức đào tạo cho 1.887 cán bộ quản lý và nhân viên với nội dung đa dạng, được thiết kế bài bản, mang lại kết quả thực tiễn. Đánh giá của người sử dụng trên thang điểm 10, dựa vào các tiêu chí trình độ tin học; kỹ năng hướng dẫn; sự tự tin; thái độ phục vụ; mức độ sẵn sàng phục vụ và kỹ năng truyền thông vận động, cho thấy, có khoảng trên 80% nhân viên đạt từ 8 điểm trở lên.
Kỹ năng sử dụng máy tính và Internet của người sử dụng các điểm truy nhập công cộng được tăng cường phản ánh thành quả công tác phục vục của đội ngũ cán bộ. 2/3 số người sử dụng dịch vụ đã nhận được hỗ trợ/hướng dẫn sử dụng máy tính và Internet; hầu hết khá hài lòng về thái độ phục vụ, mức độ sẵn sàng phục vụ và mức độ tự tin về nghiệp vụ và kỹ năng hướng dẫn của cán bộ.
Để nâng cao hiệu quả lâu dài của Dự án, các đại biểu đã thống nhất ý kiến cần đẩy nhanh tiến độ của hợp phần về nội dung; Các địa phương bố trí kinh phí đối ứng như cam kết, chuyển kinh phí này thành kinh phí hoạt động thường xuyên và tiến tới nâng dần mức kinh phí hoạt động; Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động về dự án ở cấp trung ương và cấp địa phương; Tư liệu hóa và chia sẻ rộng rãi các mô hình điển hình để nhân rộng; Tập trung vào các hoạt động truyền thông vận động theo nhóm sở thích: nhóm sản xuất, nhóm người cao tuổi, nhóm phụ nữ,v.v. và tận dụng tốt hơn vai trò của Internet bằng việc triển khai truyền thông qua mạng xã hội…
" Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng tại Việt Nam" là dự án lớn nhất từng được hỗ trợ cho hệ thống Thư viện công cộng và điểm Bưu điện văn hóa xã ở Việt Nam, thực hiện trong 5 năm, từ 2011-2016.
28 tỉnh tham gia Dự án BMGF-VN bước 1 và bước 2 Giai đoạn II: +Bước 1 tại 12 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đắc Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng; +Bước 2 tại16 tỉnh: Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon tum, gia lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Vĩnh Long và Đồng Tháp |
Minh Tuấn