Để đạt được các mục tiêu trở thành địa phương nằm trong nhóm dẫn đầu vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ với nền kinh tế của tỉnh phát triển nhanh,ítuệnhântạolàmộttrongnhữngtrụcộtđểBìnhĐịnhpháttriểnbềnvữkèo bóng đá trực tuyến hôm nay bền vững, Bình Định xác định rõ các trụ cột và khâu đột phá tăng trưởng trong quy hoạch tỉnh, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, địa phương này xác định các trụ cột phát triển gồm: công nghiệp, dịch vụ du lịch, logistics và vận tải, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo.
Cụ thểm Bình Định tập trung phát triển công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp 4.0, trọng tâm là công nghiệp chế biến chế tạo giá trị cao.
Thu hút đầu tư phát triển điện gió ngoài khơi, công nghiệp sản xuất thép công nghệ tiên tiến, công nghiệp chế biến sâu nông, lâm, thuỷ sản, khoáng sản, sản xuất dược phẩm, linh kiện điện tử, bán dẫn, công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo…
Phát triển du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác; Phát triển nông nghiệp, lâm, thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển từ số lượng sang chất lượng bằng các ứng dụng KHCN;
Xây dựng đô thị thông minh, phát triển đô thị gắn với hình thành, phát triển đô thị khoa học, thung lũng sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo và trí tuệ nhân tạo (AI).
Đến năm 2050, Bình Định đặt mục tiêu tiếp tục thuộc nhóm dẫn đầu khu vực miền Trung với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa cao hơn mức bình quân chung của cả nước; là trung tâm khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nơi ứng dụng trí tuệ nhân tạo quan trọng của Việt Nam.
Kinh tế phát triển bền vững dựa trên các trụ cột công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo; du lịch chất lượng cao; nông nghiệp hữu cơ và hệ thống logistics hiệu quả. Đồng thời, thực hiện thành công các mục tiêu chuyển đổi số theo Chiến lược chuyển đổi số quốc gia, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.