Cảm giác thế nào nếu một ngày nào đó có người lạ bí mật trả tiền cho đồ ăn hoặc hóa đơn ở cửa hàng tạp hóa của bạn?ựlừadốisaucliplantỏalòngtốttriệuviewtrêlazio vs juventus
Nhiều người có thể hài lòng về điều đó, nhưng một số thì không, đặc biệt nếu clip được quay lén và bạn chỉ phát hiện ra sau khi nó lan truyền trên mạng xã hội.
Đây chính xác là những gì đã xảy ra với Esa, người đã giấu tên đầy đủ để bảo vệ sự riêng tư của mình, khi anh đi mua sắm tại siêu thị ở Melbourne, Australia, theo ABC News.
Esa tức giận khi bị TikToker quay clip và đăng lên mạng mà không hỏi ý kiến. |
Khi mở ví ở quầy tính tiền, Esa được thông báo rằng mọi thứ đã được thanh toán. "Hóa đơn khoảng 33 USD. Tôi hỏi nhân viên ở quầy thu ngân tại sao nó đã được thanh toán, anh ta chỉ nói: 'Tất cả đã được trả xong xuôi'", Esa kể.
Bối rối, Esa nghĩ đó có thể là một loại khuyến mãi nào đó từ siêu thị.
Nhưng vài tuần sau, anh mới biết điều gì đã thực sự xảy ra, sau khi bạn bè cho anh xem một đoạn video trên TikTok.
Clip do TikToker Rustam Raziev đăng tải với chú thích: "Sứ mệnh của tôi? Giúp đỡ người khác. Trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình", cùng các hashtag #Ramadan và #Melbourne.
Clip thu hút hơn 6 triệu lượt xem và 330.000 lượt thích.
"Tôi đã xem và thấy mình trong đoạn video, điều này thực sự khiến tôi kinh ngạc và khó chịu", Esa nói.
Sốc, buồn và xấu hổ
Esa, người đến Australia vào năm 2001 với tư cách là một người xin tị nạn từ Afghanistan, cho biết điều quan trọng là phải giữ kín chi tiết danh tính và thông tin về nơi ở.
Anh không muốn bất kỳ ai nhìn thấy mình trên mạng xã hội. Ngay cả trên các tài khoản mạng xã hội của chính mình, anh cũng không bao giờ đăng clip cá nhân.
"Tôi không muốn nổi tiếng, tôi không muốn mọi người biết về tôi. Nhưng anh ta đã làm điều đó mà không có sự đồng ý của tôi".
Esa nói rằng anh cảm thấy "sốc, buồn, xấu hổ và tội lỗi" khi xem đoạn video.
"Bởi vì nó dường như mô tả tôi là một người tuyệt vọng cần được giúp đỡ hoặc tôi là kẻ ăn xin vậy", anh nói.
"Gia đình và bạn bè ở xa đã gọi cho tôi và hỏi chuyện gì đang xảy ra, ai đó đã trả tiền thức ăn cho tôi và liệu tôi có cần giúp đỡ hay không. Tôi bị tổn thương vì điều đó".
Sự thương cảm tương tự cũng xuất hiện trong 1.316 bình luận dưới video.
TikToker Raziev thừa nhận việc thường xuyên bí mật quay phim người lạ. |
"Anh ấy trông giống như đang trải qua một điều gì đó thật tồi tệ", một người để lại bình luận và nhận được 12.600 lượt thích.
Một người khác viết: "Anh ấy trông giống như đang cần được giúp đỡ".
Là một người theo đạo Hồi, Esa chú ý đến hashtag #Ramadan trên video của Raziev. Nó đề cập đến Tháng Thánh mà người Hồi giáo nhịn ăn từ bình minh đến tối.
Anh hiểu rằng đó là một tháng quan trọng để chia sẻ lòng tốt với người khác.
"Nhưng bạn không cần phải thể hiện hay công bố với cả thế giới rằng mình là một người tử tế. Nếu bạn thực sự làm điều này vì tôn giáo hoặc vì Thánh Allah, bạn không cần phải cho mọi người thấy nó", anh nói.
Esa cho biết anh muốn "những người đang tỏ vẻ giúp người khác chỉ vì lợi ích của chính họ" dừng lại, hoặc ít nhất là "hỏi ý kiến hoặc cho người được quay phim biết chuyện gì đang xảy ra".
Chỉ 5% nhân vật đồng ý ghi hình
Sau khi clip quay Esa khiến nhân vật chính bức xúc, TikToker Raziev đã phải công khai xin lỗi. "Tôi chỉ muốn xin lỗi. Tôi không có ý định xúc phạm anh ấy theo bất kỳ cách nào".
Clip trả tiền giúp Esa chỉ là một trong hàng chục clip dạng "lan tỏa lòng tốt" được người này chia sẻ lên trang cá nhân. Sau vụ việc, Raziev vẫn giữ nguyên các clip và khẳng định mình chỉ muốn làm điều tốt.
"Tôi luôn cố gắng xin phép mọi người khi quay phim. Nhưng đôi khi hơi khó, có lẽ chỉ 5% đồng ý, thật không may," anh thừa nhận.
Mặc dù không có luật nào cấm ghi hình ở những nơi công cộng, Tiến sĩ Annisa Beta của Đại học Melbourne cho biết sự đồng ý trong bối cảnh ngày nay không chỉ đơn thuần là giải quyết tính hợp pháp của việc quay phim trong không gian công cộng.
Bà cho rằng trên mạng xã hội cả nhà sản xuất và người xem nội dung đều nên có tiếng nói.
"Vì vậy, trong trường hợp này, không chỉ những người sáng tạo có tiếng nói, mà những người trong nội dung cũng như khán giả cũng có quyền đưa ra nhận xét", bà Beta nói.
Vấn đề về việc quay phim nơi công cộng nổi lên hồi tháng 7, sau khi một phụ nữ ở Melbourne nhận được hoa từ người lạ và bất ngờ xuất hiện trong clip TikTok viral.
Người phụ nữ ở Melbourne chỉ trích TikToker vào vai người tốt, giả vờ tặng hoa cho mình để quay phim và chia sẻ lên mạng xã hội. |
Người này cho biết bà cảm thấy rất bức xúc vì không được hỏi ý kiến và chỉ trích đoạn video là "mất nhân tính".
Tiến sĩ Beta cho biết lập luận rằng mọi người được phép quay phim ở nơi công cộng không đề cập đến đạo đức của việc chụp lại cuộc sống hoặc hoạt động của người khác vì lợi ích cá nhân.
"Mọi người không phải lúc nào cũng biết về hoàn cảnh của một cá nhân, ví dụ như họ có thể là những người tị nạn, gặp rủi ro nếu quyền riêng tư bị xâm phạm, hoặc đang trốn chạy bạo lực gia đình. Vì vậy, ít nhất hãy hỏi người được quay phim xem họ có thoải mái với việc chia sẻ clip lên mạng hay không".
Raziev khẳng định anh không kiếm được gì từ các video "Ramadan" của mình trên TikTok. Tuy nhiên, điều này khá mơ hồ.
Không giống như YouTube, có nhiều cách để kiếm tiền từ video, các phương pháp kiếm tiền của TikTok vẫn còn hạn chế.
Nhưng từ năm 2020, TikTok đã thành lập chương trình quỹ dành cho người sáng tạo, nơi mọi người có thể được trả tiền cho các lượt xem trên tài khoản của họ.
Trong khi TikTok chưa tiết lộ họ phải trả bao nhiêu, những người có ảnh hưởng đã tham gia chương trình cho biết họ nhận được 28-57 USD cho 1 triệu lượt xem trên nền tảng. Hiện tại, chương trình này chỉ có ở Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Italy và Tây Ban Nha.
(Theo Zing)
Theo chuyên gia, các clip ăn uống càng kỳ lạ, xấu xí, thậm chí phản cảm, gây ức chế cho người xem lại càng nhanh chóng lan truyền trên TikTok.
相关文章:
相关推荐:
2.8614s , 7527.2734375 kb
Copyright © 2025 Powered by Sự lừa dối sau clip lan tỏa lòng tốt triệu view trên TikTok_lazio vs juventus,Fabet