当前位置:首页 >Thể thao >Số hoá Du Lịch Thừa Thiên Huế, hướng tới phát triển hiện đại, bền vững_trận đá banh hôm nay

Số hoá Du Lịch Thừa Thiên Huế, hướng tới phát triển hiện đại, bền vững_trận đá banh hôm nay

2025-01-25 07:31:25 [Cúp C2] 来源:Fabet

Ngành du lịch đã và đang trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Năm 2023,ốhoáDuLịchThừaThiênHuếhướngtớipháttriểnhiệnđạibềnvữtrận đá banh hôm nay tốc độ tăng trưởng của ngành đạt 8,64%, cao nhất trong các ngành, lĩnh vực.

Trong 7 tháng đầu năm 2024, lượng khách đến Huế là hơn 2,3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là gần 863.000 lượt, tăng 42,16% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 7, khách đến Huế là hơn 393.000 lượt, tăng 31,07%. Trong đó, khách quốc tế có hơn 65.600 lượt, tăng 26,33% so với cùng kỳ. Lượng khách lưu trú tại Huế cũng tăng trưởng. 7 tháng đầu năm, các cơ sở lưu trú đã đón gần 1,2 triệu lượt khách, tăng 20,18%; khách quốc tế là gần 394.000 lượt, tăng 29,35%. Tổng thu từ du lịch là gần 4.783 tỷ đồng.

Xây dựng các sản phẩm du lịch ứng dụng công nghệ

Tỉnh đã chú trọng ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số để thu hút du khách đến thăm quan, trải nghiệm, đồng thời quảng bá du lịch tới cộng đồng trong và ngoài nước. Qua đó, góp phần phát triển ngành du lịch theo hướng hiện đại, bền vững.

Trong những năm qua, Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) là đơn vị đồng hành cùng nhiều tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp để nghiên cứu, tư vấn và xây dựng các sản phẩm, ứng dụng công nghệ nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn, hỗ trợ chuyển đổi số ngành văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế một cách thiết thực, hiệu quả.

Đơn cử, HueCIT đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng Cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm và Ứng dụng lễ hội tỉnh Thừa Thiên Huế và Hệ thống Quản lý thông tin chuyên ngành Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế.

Khi truy cập tại địa chỉ https://lehoi.thuathienhue.gov.vn/, du khách dễ dàng tiếp cận và tra cứu kho dữ liệu về cơ sở dữ liệu Lễ hội tỉnh Thừa Thiên Huế. 

anh 2.jpg
Ảnh: Diệu Bình

Hiện nay, Thừa Thiên Huế được tôn vinh là vùng đất của lễ hội (thành phố Huế là thành phố Festival của Việt Nam) với trên 500 lễ hội, bao gồm các lễ hội cung đình, lễ hội dân gian, truyền thống, lễ hội tôn giáo tồn tại từ bao đời nay và gắn liền với những giá trị văn hóa của mỗi vùng đất. Với số lượng đồ sộ này, việc quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị lễ hội cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức của thực tiễn. 

Thông qua Hệ thống Cơ sở dữ liệu Lễ hội tỉnh Thừa Thiên Huế, cán bộ quản lý cũng như đơn vị quản lý thuận tiện trong việc quản lý lễ hội theo danh mục, thông tin lễ hội, sự kiện lễ hội, địa điểm tổ chức lễ hội, các thống kê báo cáo liên quan cũng như các văn bản quy phạm pháp luật, các tin tức về các hoạt động lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sử dụng vé điện tử, bản đồ số tại các điểm du lịch

Cùng với đó, thực hiện Đề án Chuyển đổi số Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giai đoạn 2022 - 2025, từ tháng 6/2022, HueCIT đã triển khai tổ chức nghiên cứu, tư vấn, xây dựng Hệ thống vé điện tử cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Đây là một trong những dự án trọng điểm thuộc Đề án chuyển đổi số và là dự án đảm bảo cho hạ tầng hệ thống thông tin, dữ liệu và đa dịch vụ tích hợp trên nền tảng số của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế.

Chỉ với hình thức đăng ký tài khoản đơn giản từ thiết bị di động/máy vi tính..., hệ thống cho phép mua vé online mọi lúc, mọi nơi một cách dễ dàng, với nhiều hình thức (mua vé cá nhân, mua vé tập thể); In/nhận biên lai điện tử cho các giao dịch từ hệ thống.

Với mỗi giao dịch mua vé từ hệ thống sẽ phát sinh một mã QR code riêng, cho phép du khách vào cổng bằng mã QR tương ứng, dễ dàng kiểm soát và quản lý thông tin trên hệ thống.

Hệ thống Vé điện tử còn hỗ trợ chức năng thống kê, báo cáo trực quan hỗ trợ người lãnh đạo, quản lý dễ dàng xem thống kê tại mỗi địa điểm hoặc tất cả các điểm; Số lượng vé đã bán/người bán/điểm bán/thời gian; Số lượng vé vào cửa/loại vé (người lớn, trẻ em, khách nước ngoài, đối tượng đặc biệt); Doanh thu; Số vé hủy... 

Hệ thống Vé điện tử còn giới thiệu theo hình thức giản lược các địa điểm du lịch thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lý bằng các bài viết song ngữ Việt - Anh. Qua đó, hỗ trợ người dân, du khách xem được các thông tin tổng quan về các điểm tham quan/di sản/di tích/sự kiện/dịch vụ, các số liệu tham quan các điểm di tích trước khi lựa chọn điểm tham quan phù hợp theo nhu cầu của người dân, du khách.

Nhằm hỗ trợ du khách thuận tiện trong việc di chuyển và tìm kiếm các điểm đến trong Hoàng Cung Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với HueCIT xây dựng App "Di tích Huế".

Với ứng dụng này, du khách được trang bị "bản đồ số" đầy đủ và tiện lợi để tham quan Hoàng Cung Huế. Chỉ với thao tác cài đặt ứng dụng “Di tích Huế” trên smartphone và nhập vào địa điểm cần đến, ứng dụng sẽ định vị vị trí của du khách và hướng dẫn đường đi gần nhất đến với điểm tham quan mong muốn.

Trong quá trình di chuyển tới điểm cần tham quan, du khách có thể theo dõi thêm các thông tin giới thiệu về các điểm đến đầy đủ và ngắn gọn nhất. Đồng thời, ứng dụng sẽ gợi ý các điểm đến lân cận mà du khách có thể quan tâm hoặc thuận tiện cho du khách trong quá trình tham quan. Ứng dụng còn tăng cường các dịch vụ hỗ trợ trải nghiệm cho du khách thông qua các tích hợp về dịch vụ và tiện ích hiện có tại Hoàng cung Huế.

Diệu Bình

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

    推荐文章
    热点阅读