Edit: Linh
Bạch hồ
TheệnNhữngTruyềnThuyếtHợpLýthứ hạng của aek larnacao thần thoại phương Đông, cáo có thể tu luyện thành tinh, loài động vật lanh lợi này trong văn hoá Trung Quốc có hai hình ảnh, chính và tà. Trong “Nam Sơn Kinh” của “Sơn Hải Kinh” có ghi “Thanh Khâu chi sơn có một loại thú, hình dáng như cáo lại có chín đuôi, thanh âm như trẻ con, có thể ăn thịt người.” Trong “Hải Ngoại Đông Kinh” cũng có ghi chép giống như thế, đây có lẽ là văn bản sớm nhất về cáo chín đuôi. Lúc đó cáo chín đuôi vẫn còn là một loài thú ăn thịt người, tiếng kêu kỳ thú đặc biệt. Đến triều Hán, trên những bức hoạ khắc trên đá và gạch bắt đầu xuất hiện cáo chín đuôi, thỏ trắng, thiềm thừ (con cóc), quạ ba chân đứng cạnh Tây Vương Mẫu, ý chỉ điềm lành. Từ đó về sau cáo chín đuôi tượng trưng cho con cháu đầy đàn, quan niệm ăn thịt người dần biến mất, quan niệm may mắn dần lan xa.
Trong “Thuyết văn giải tự” có giải thích cáo là “Tiên thú, áp chế quỷ”. Thời Đường Tống, người ta lập miếu thờ hồ tiên. Trương Trạc thời Đường, trong “Triêu dã thiêm tái” có nói: “Đường sơ tới nay, dân chúng hay đa sự về hồ thần… Lúc ấy có câu ngạn ngữ: vô hồ mị, bất thành thôn.” (không có yêu hồ không thành thôn xóm) Tới thời Minh Thanh, hình tượng về loài cáo càng thêm phong phú. Trong “Phong thần diễn nghĩa” có Ðát Kỉ vang danh, trong “Liêu trai chí dị”, “Duyệt vi thảo đường bút ký”, chuyện xưa về hồ tiên, hồ yêu lại càng muôn hình muôn vẻ, tình cảm phong phú. “Yêu mị”, “Tiên quái”, “Thần bí”, “Giảo hoạt”… vân vân, có thể nói khi nhắc tới cáo người Trung Quốc đã có thành kiến rất rõ ràng.
Rất lâu rất lâu trước kia, ở một địa phương nhỏ vô danh nào đó trên Trung Quốc đại lục, từng có một căn nhà gỗ nhỏ. Bên trong nhà gỗ từng có một nam tử độc thân, cùng với một con bạch hồ làm thú cưng của hắn.
Đã từng, trong gió thu, nam tử kia vuốt đầu bạch hồ nói “Ta kiếp sau làm trâu làm ngựa…” nhưng bị bạch hồ nóng ruột nhảy lên ngắt lời.
“Thế nào? Không cần ta làm trâu làm ngựa hồi báo sao?” Nam tử cười hỏi.
Bạch hồ nghe vậy đứng yên, mạnh mẽ vẫy vẫy tai phát ra âm thanh sột soạt. Tuy rằng người bình thường nhìn vào đều cho rằng đó là cử động tự nhiên động vật làm khi ngứa tai, nhưng nam tử nhìn thấy thì ý cười lại càng sâu.
“Ngươi đây là tình nguyện ta đời đời kiếp kiếp chăm sóc ngươi sao?”
Lần này, bạch hồ dùng sức gật đầu, một lần lại một lần.
Thời không chuyển dời, thật lâu thật lâu về sau vào một hoàng hôn mùa đông nào đó, bạch hồ xuất hiện trong rừng cây xi măng. Trong thành phố hiện đại đông đúc, có một đôi vợ chồng đem một con “cáo chó màu trắng” buồn bã ỉu xìu vào phòng khám của bác sỹ thú y. Mà bác sỹ đang trực Tân Ngải Nhân rất nhanh sẽ biết con bạch hồ bốn trăm tuổi này không phải chó mà là cáo, biết nói tiếng người, còn có năng lực biến thành người.
Yêu hồ mở miệng tự giới thiệu mình là “Bạch Linh”. Sau đó, Tân Ngải Nhân cũng giống như bao người bình thường, bị sinh vật vượt ra ngoài tầm hiểu biết bình thường hù doạ. Nếu không phải do bạch hồ biến thành một nam nhân cường tráng hơn bắt lấy anh, anh đã gọi điện thoại kêu cứu rồi ── tuy rằng theo lý cảnh sát sẽ không phụ trách loại vấn đề này, đi kêu hòa thượng đạo sĩ đến còn có ích hơn, nhưng mà khi người ta hoảng sợ thì làm gì còn lý trí.