Cô giáo 24 tuổi mắc ung thư gan giai đoạn 3 cảnh báo thói quen ở tất cả người trẻ_đá banh tây ban nha

时间:2025-01-23 04:31:18 来源:Fabet

- Bảo Yến đột ngột phát hiện ung thư gan ở tuổi 24, cảnh báo tất cả các bạn trẻ thay đổi thói quen thức khuya, hay ăn hàng và đồ chiên rán.

Hotgirl 26 tuổi qua đời vì ung thư cảnh báo đừng thức khuya, nhịn ăn sáng

10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe: 'Thần dược' đu đủ Mỹ

10 năm ung thư gan, không hoá trị, xạ trị vẫn sống khoẻ

 

VIDEO BẢO YẾN CHIA SẺ KHI BIẾT MÌNH BỊ BỆNH

 

Ở tuổi 24, Lê Thị Bảo Yến, Hoài Đức, Hà Nội có chân trời tương lai rộng mở phía trước với tấm bằng ĐH Ngoại ngữ loại giỏi, một mái ấm nhỏ với người chồng yêu thương cô hết mực và một hệ thống trung tâm tiếng Hàn 2 vợ chồng chung tay gây dựng.

Nhưng bệnh tật luôn đến theo cách ta không ngờ nhất. Giữa tháng 11 vừa qua, Bảo Yến bất ngờ phát hiện mình bị ung thư gan giai đoạn 3 khi đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát cùng chồng. Lúc này gan đã có 8 khối u, khối to nhất đường kính 5cm.

{keywords}
Bảo Yến luôn tươi vui, lạc quan khi điều trị tại BV


“Lúc đó em rất sốc. Trời ơi, tại sao mình mới 24 tuổi mà lại mắc ung thư gan? Liệu có chữa được không? Sẽ sống được bao lâu? Nhưng chỉ sốc một lúc thôi, sau đó em trấn tĩnh rất nhanh, nghĩ rằng sẽ có cách để chữa. Nếu không chữa được thì mình vẫn cứ sống vui vẻ từng ngày. Lo lắng không giải quyết được gì, chỉ khiến tình hình rắc rối hơn”, Yến chia sẻ.

Chỉ trừ những lúc phải nằm truyền dịch, khi sốt hay phải làm các thủ thuật, lúc nào Yến cũng cười nói vui vẻ. Cảm xúc tích cực, lạc quan của cô gái trẻ lan tới khắp các bệnh nhân ung thư gan đang điều trị tại BV TƯ Quân đội 108. Có khi Yến còn được “nhờ” tư vấn tâm lý cho bệnh nhân khác.

Sụt 7kg, không hề đau đớn

Yến chia sẻ, trước đây luôn giữ thói quen 8 tháng đi kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhưng 2 năm trở lại đây, do dồn sức lập trung tâm tiếng Hàn nên không đi khám. Mới đây đi kiểm tra sức khoẻ tổng quát mới phát hiện ra bệnh.

“Khi hay tin, cả nhà khóc rất nhiều. Ngày đầu tiên mẹ em khóc nguyên cả ngày vì em là con duy nhất, còn chồng em trốn vào nhà vệ sinh để khóc, mãi sau này mẹ kể em mới biết. Chỉ mỗi mình em vẫn tươi vui. Thấy em lạc quan như vậy nên mọi người cũng dần yên tâm hơn”, Yến kể.

{keywords}
Hình ảnh hạnh phúc của Bảo Yến cùng chồng


Ngay sau đó Yến đã qua 4 bệnh viện ở Hà Nội để nghe tư vấn, nhiều nơi từ chối do ung thư giai đoạn muộn, khuyên cô chỉ uống thuốc được ngày nào hay ngày đó nhưng cuối cùng, Yến quyết định điều trị ở BV 108 với phương pháp xạ trị chiếu trong chọn lọc do khối u lớn không thể can thiệp phẫu thuật.

Yến cho biết, trước khi phát hiện ra bệnh, cơ thể không có bất kỳ triệu chứng gì đặc biệt, không đau, không chán ăn, không mệt, ngoại trừ việc bị sụt 7kg xuống, còn 41kg. Tuy nhiên khoảng thời gian này trùng với thời điểm Yến thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện giảm cân nên cô không mảy may nghi ngờ.

Với hầu hết các loại ung thư, khi có triệu chứng rõ ràng, thường bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Do đó Yến khuyên các bạn trẻ, dù có khoẻ mạnh bình thường, dù bận đến mấy cũng phải thường xuyên đi khám sức khoẻ tổng quát, chỉ mất 1 ngày với chi phí 1-5 triệu để có thể phát hiện sớm các bệnh nặng khó chữa.

7 năm ăn hàng, thường xuyên ngủ muộn

Khi biết mình mắc bệnh, việc đầu tiên Yến làm là đọc rất nhiều tài liệu về ung thư gan, trong đó có các yếu tố nguy cơ gây bệnh như do biến đổi gene, tiền sử mắc viêm gan B, C, thói quen ăn uống...

“Em không biết mình có bị biến đổi gene hay không nhưng em có tiền sử viêm gan B. Em phát hiện viêm gan B từ năm 2 ĐH tại BV ở quê nhưng bác sĩ chỉ nói xác định sống chung, không khuyến cáo điều trị gì, đây có thể là nguyên nhân chính gây ung thư gan và sau này em có mắc thêm một loạt thói quen sinh hoạt không lành mạnh khác”, Yến chia sẻ.

BẢO YẾN CHIA SẺ VỀ THÓI QUEN SINH HOẠT THIẾU ĐIỀU ĐỘ CỦA MÌNH:

Yến cho biết, từ bé bản thân luôn đặt mục tiêu rất rõ ràng. Lớn lên khi đi học ĐH, Yến tiếp tục đặt mục tiêu phải giỏi nhất lớp, đến năm 2 lại đề ra mục tiêu không chỉ giỏi mà còn phải kiếm được tiền, ra trường phải có công việc tốt lương cao...

“Nhiều lúc em cũng thấy mình bị stress khi cứ mải miết chạy theo hết mục tiêu này đến mục tiêu khác. Đây cũng là nguyên nhân khiến em bỏ mặc sức khoẻ bản thân”, Yến chia sẻ.

Qua tìm hiểu, Yến được biết giờ gan thải độc tốt nhất là từ 11h-1h sáng nên phải ngủ sâu trước thời điểm này. Tuy nhiên hầu hết các bạn trẻ hiện nay đều có thói quen thức khuya, ngay bản thân Yến cũng thường xuyên đi ngủ sau 12h, có giai đoạn liên tục là 1-2h sáng. 

{keywords}
Thái độ lạc quan của Bảo Yến đang truyền cảm hứng cho nhiều bệnh nhân ung thư khác


Cũng vì bận rộn, Yến cho biết khoảng 7 năm nay thường xuyên ăn ngoài hàng, ăn rất nhiều đồ chiên rán, thịt đỏ, tuần nào cũng uống 2 cốc trà sữa chưa kể các loạt nước ngọt có ga khác.

“Hầu như bữa tối nào em cũng ăn ở ngoài, vào buổi trưa thì 5/7 ngày cũng ăn ở ngoài nốt. Có 2 ngày cuối tuần nhưng thỉnh thoảng mới nấu được”, Yến nói.

Yến cho biết, thời gian dài ăn uống không điều độ với các loại đồ ăn rất nhiều chất bảo quản, hoá chất, vẫn biết mai này sức khoẻ sẽ bị ảnh hưởng nhưng khi bệnh tật chưa ập đến thì mình không thấy sợ, xung quanh cũng chưa thấy ai bị bệnh nên vẫn cứ ăn vô tư, đến khi mắc ung thư rồi mới thấy hối hận vô cùng.

“Từ trường hợp của mình, em chỉ mong các bạn trẻ dù có bệnh hay không, hãy tập thói quen ăn uống điều độ, sinh hoạt lành mạnh hơn. Mình đâu có biết bản thân bị biến đổi gene hay không, đâu có biết bệnh đến lúc nào nên những gì thay đổi được thì nên thay đổi ngay từ khi chưa bị bệnh để không ai phải chịu đau đớn. Nhất là những bạn bị viêm gan B như mình thì càng phải để ý hơn nữa”, Yến đưa ra lời khuyên.

Cô cũng khuyên tất cả những bệnh nhân khi đã mắc bất cứ cứ bệnh gì, cần thường xuyên cập nhật tiến bộ khoa học, có thể bây giờ phải sống chung nhưng biết đâu 1-2 năm sau lại có phương pháp chữa.

Ăn nhiều thực phẩm kiềm

Cách đây 3 tháng, Yến bắt đầu nhận ra sai lầm của mình, ăn uống khoa học hơn bằng cách ăn nhiều trái cây, rau củ, gạo lứt, khoai lang và đi ngủ sớm từ 10h tối, tuy nhiên mọi thứ dường như đã quá muộn. Khi biết mình mắc ung thư, cô chú ý đến chế độ ăn ngủ hơn nữa.

Theo Yến, khi phát hiện ra bệnh, việc đầu tiên là phải tìm hiểu ‘quân địch’ của mình, xem cách nào đánh được, phải ăn uống như thế nào, tập luyện ra sao. 

{keywords}
Bảo Yến đang thay đổi thói quen sinh hoạt của mình để bước vào "trận chiến" mới


Bản thân Yến cũng đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm sau khi trò chuyện với nhiều bệnh nhân ung thư gan sống tốt sau 5 năm, 8 năm đang điều trị tại BV 108.

“Ung thư sản sinh trong môi trường thiếu oxy, tăng axit, muốn khối u ‘chết đi’ thì phải tập thể dục, ăn tăng kiềm bằng cách ăn nhiều rau củ quả trái cây, hạn chế thịt kết hợp tinh thần lạc quan, đi ngủ đúng giờ”, Yến đúc rút.

Hiện tại, Yến bắt đầu đi ngủ từ 10h tối, thức dậy lúc 5h30, tập thể dục 1 tiếng trước khi ăn sáng. Hàng ngày cô ăn đều đặn 3 bữa nhưng gạo lứt chiếm 50%, 25% rau củ, 10% là các loại đậu nguyên hạt, còn lại là ít thịt gà và cá.

Hôm nay, Yến sẽ bước vào đợt xạ trị đầu tiên. Cô dự định sẽ dành 3 tháng sau xạ trị để đi du lịch nước ngoài cùng chồng, cùng bố mẹ đi chơi trong nước để tận hưởng từng ngày hạnh phúc.

Thúy Hạnh

Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư thức tỉnh người trẻ: ‘Hãy rời xa điện thoại’

Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư thức tỉnh người trẻ: ‘Hãy rời xa điện thoại’

Hãy trân trọng từng khoảnh khắc mình đang sống, đừng thức khuya và hãy rời xa điện thoại.

推荐内容