- Ngày 19/11/2018,ínhthứccôngbốLuậtsửađổibổsungmộtsốđiềucủaLuậtGiáodụcđạihọkết quat bóng đá tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sau đây gọi là Luật). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 13/2018/L-CTN công bố và Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2019. Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng. | Thứ trưởng Lê Hải An giới thiệu luật |
Tuy nhiên, sau 05 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH. Bên cạnh đó, cần sửa Luật GDĐH 2012 để cụ thể hoá Hiến pháp 2013 trong GDĐH và đồng bộ với một số luật mới ban hành như Luật giá (2012), Luật Ngân sách Nhà nước (2015), Luật Đầu tư công (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), Luật Phí và Lệ phí (2015)... nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến GDĐH. Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo Ban hành Luật nhằm chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với GDĐH trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Hoàn thiện khung pháp lý về GDĐH để huy động mọi nguồn lực phát triển GDĐH, đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH tự chủ cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐH. Sửa đổi, bổ sung Luật phải đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có tính thực tiễn, thiết thực, khả thi; đảm bảo tính kế thừa, phát triển và hội nhập, tạo ra bước đột phá mới trong GDĐH phù hợp với xu hướng phát triển GDĐH trên thế giới. 3 Quá trình soạn thảo và bố cục của Luật Luật đã được soạn thảo theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL; gồm 03 điều, trong đó: sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo việc xây dựng 02 Nghị định hướng dẫn (Dự kiến ban hành tháng 05/2019) và rà soát lại các văn bản có liên quan để thực thi Luật từ 01/07/2019. Song Nguyên |