ChatGPT vốn gây sốt trên toàn cầu từ đầu tháng 12/2021 với hơn một triệu người đăng ký chỉ sau một tuần. Tại Việt Nam,óigìvềcơnsốkết quả cúp pháp AI (trí tuệ nhân tạo) này cũng nhanh chóng thu hút sự chú ý và tạo nên cơn sốt chưa từng thấy với giới trẻ.
ChatGPTgây ấn tượng về khả năng bắt chước cách viết như soạn thảo sơ yếu lý lịch, làm thơ và hoàn thành bài tập về nhà chỉ trong vài giây. Sản phẩm này hiện có hơn 40 triệu người dùng hằng ngày.
Đến tháng 1/2023, người dùng ChatGPT tăng vọt. Theo thống kê của Google Trends ba ngày qua, "ChatGPT", "OpenAI" liên tục nằm trong top từ khóa được tìm kiếm nhiều tại Việt Nam. Website của ChatGPT thường xuyên ở trạng thái "đang hoạt động hết công suất".
Siêu AI này cũng trở thành chủ đề phổ biến trên mạng xã hội Facebook. Trên hàng loạt cộng đồng thuộc mọi lĩnh vực, ảnh chụp màn hình các cuộc trò chuyện với ChatGPT xuất hiện dày đặc.
Trao đổi với VietNamnet, Nguyễn Mai Hương (SN 1998), cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân, cho rằng qua trải nghiệm của các bạn cô đều đánh giá ChatGPT là một trong những Chatbot thông minh nhất mà họ từng tương tác.
“Điều khiến không chỉ em mà nhiều người bất ngờ hơn cả đó chính là nền tảng này có thể tổng hợp thông tin trong thời gian ngắn từ nhiều nguồn dữ liệu và trả lời của ChatGPT rất nhanh và tiệm cận với những đáp án chính xác. Thậm chí có những câu trả lời ngay bản thân con người cũng chưa thể nghĩ ra.
Em dùng ChatGPT như một người bạn để trò chuyện và hỏi ý kiến về những vấn đề gặp phải. ChatGPT còn như một người bạn giúp em giải trí trước những câu trả lời nhanh và hài hước”, Mai Hương nói.
Nhiều người cho rằng việc phát triển ứng dụng này có thể khiến sinh viên gian lận trong các kỳ thi, thậm chí cũng đã có những phát hiện về việc gian lận khi sinh viên dùng ChatGPT để làm bài luận.
Về việc này, Mai Hương cho rằng: “Quan trọng là ý thức của người dùng và hơn ai hết, sinh viên phải coi ChatGPT là một công cụ hữu ích chứ không phải là công cụ để mình gian lận, có như thế thì ChatGPT mới không thành 'kẻ thù' của hệ thống giáo dục.
Nguyễn Kim Ngân (SN 2003), sinh viên trường ĐH Ngoại thương, cho rằng việc sử dụng và tiếp cận Chatbot AI với các bạn trẻ như em không có gì mới lạ nhưng em cảm thấy dùng ChatGPT đúng là kiểu được “nâng cấp” hơn hẳn.
"Gần đây em cũng theo dõi trên mạng xã hội và thấy mọi người share (chia sẻ) về việc sử dụng công nghệ này nên khá tò mò và có mày mò tìm để dùng thử.
Về khâu đăng ký tài khoản em thấy hơi phức tạp một chút nhưng nhìn chung, cá nhân em thấy việc sử dụng ChatGPT khá thú vị và thậm chí còn vượt xa tưởng tượng ban đầu của em.
Em nghĩ nếu biết tận dụng thì có thể khai thác triệt để hơn các tính năng của công nghệ này, ví dụ như việc em thấy có người dùng để lập trình, tạo code, dự đoán xu hướng kinh tế, rồi còn biết nói đùa như con người luôn, vô cùng ấn tượng với một người trẻ như em”, Kim Ngân nói.
Cũng theo nữ sinh trường Đại học Ngoại thương này, chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng nhất định mà ChatGPT mang đến, như việc dùng để đạo văn hoặc auto viết luận mà không cần phải bỏ ra công sức quá nhiều, như vậy sẽ hình thành thói quen bị động hơn trong việc học.
“Em nghĩ rằng việc sử dụng ChatGPT để phục vụ cho học tập sẽ có thể tốt hơn nhưng có lẽ nên chỉ được giới hạn ở mức nào đó để tránh các bạn trẻ quá thực dụng vào ChatGPT mà mất đi kỹ năng tư duy, phản biện”, Kim Ngân cho hay.