Thống kê mới nhất của chính phủ Nhật Bản cho thấy,ỷlệsinhgiảmmạnhhàngloạttrườnghọcởNhậtBảnphảiđóngcửtỷ lệ cá cược cúp c2 450 trường ở Nhật Bản phải đóng cửa mỗi năm vì không có trẻ nhập học. Từ năm 2002 tới 2020, gần 9.000 trường học đã phải đóng cửa vĩnh viễn.
Trong khi đó, theo báo cáo của tờ Japan Times, 5.000 trường tiểu học và THCS trên khắp Nhật Bản sẽ đóng cửa vào năm 2030, phần lớn trong số này là ở các vùng nông thôn. Báo cáo cũng dự đoán rằng hơn 40% trường ở nông thôn sẽ đóng cửa vào năm 2040, khiến nhiều khu vực không có trường học.
Xu hướng này không phải là mới nhưng đáng báo động trong những năm gần đây. Thách thức nhân khẩu học được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nghiêm trọng này.
Trên thực tế, tỷ lệ sinh của Nhật Bản đã giảm mạnh trong nhiều thập kỷ do chi phí sinh hoạt cao, áp lực làm việc nhiều giờ và khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình.
Đồng thời, dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, với hơn 1/4 dân số ở độ tuổi trên 65. Sự thay đổi nhân khẩu học này đang gây áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội và nền kinh tế của đất nước. Khi những người lao động lớn tuổi nghỉ hưu, những người lao động trẻ tuổi phải vật lộn để lấp đầy khoảng trống.
Ngoài thách thức về nhân khẩu học, việc giảm tuyển sinh do số lượng trẻ em giảm đã dẫn đến khó khăn về tài chính, khiến các trường khó duy trì và cải thiện cơ sở vật chất cũng như thuê giáo viên có trình độ, từ đó dẫn đến việc đóng cửa.
Thực trạng này có tác động đáng kể đối với học sinh. Nhiều em phải đi một quãng đường dài để đến một ngôi trường khác. Nhiều giáo viên thất nghiệp, chuyển nghề hoặc phải di chuyển đến địa điểm khác xa hơn.
Hơn nữa, sự thay đổi nhân khẩu học ở Nhật Bản đang làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn. Với việc ngày càng nhiều người trẻ di chuyển đến các thành phố lớn để học tập, tìm kiếm việc làm, các khu vực nông thôn đang phải đối mặt với tình trạng chảy máu chất xám. Điều này cũng dẫn đến sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở khu vực nông thôn.
Trước tình hình đó, Thủ tướng Nhật Bản, Kishida Fumio, đã cam kết ban hành các biện pháp "chưa từng có" để đảo ngược tỷ lệ sinh như tăng gấp đôi ngân sách cho các chương trình liên quan đến trẻ, đồng thời hướng đến xây dựng một xã hội kinh tế ưu tiên trẻ em.
Tử Huy
Lý do trường học Nhật Bản đưa chứng khoán vào chương trình bắt buộcMột công ty chứng khoán mới đây đã ký thỏa thuận với một loạt trường THCS và THPT của Nhật Bản để đưa chứng khoán vào chương trình giảng dạy, cải thiện kiến thức tài chính cho học sinh.