Học sinh khá giỏi dễ đối mặt với trầm cảm?_antigua gfc
Thông tin trên được chia sẻ trong Hội nghị tâm thần toàn quốc 2023 tại TP.HCM. Khảo sát của bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Kiều Tiên và cộng sự tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM đã chỉ ra những vấn đề của trầm cảm ở thanh thiếu niên,ọcsinhkhágiỏidễđốimặtvớitrầmcảantigua gfc ghi nhận từ quá trình thăm khám thực tế.
Theo đó, bác sĩ nhận thấy lý do nhóm trẻ từ 10-16 tuổi (gọi tắt là thanh thiếu niên) đến khám sức khỏe tâm thần vì các dấu hiệu như ít giao tiếp, học tập giảm sút, cáu gắt, khó ngủ, thậm chí có ý tưởng tự sát hoặc tự hủy bản thân. Đặc điểm chung chiếm tỷ lệ cao nhất (23,3%) ở các em khi đến khám sức khoẻ tâm thần là cảm thấy buồn.
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán 69,8% người bệnh bị trầm cảmmức độ nặng; 25,6% mức độ trung bình và 4,6% mức độ nhẹ.
Khảo sát cũng chỉ ra có mối liên quan giữa sự gia tăng trầm cảm và một số yếu tố như giới tính, độ tuổi, học lực, tiền sử gia đình… Trong đó, giới nữ mắc bệnh nhiều hơn, độ tuổi chủ yếu từ 14-16 (đang học trung học cơ sở và trung học phổ thông). Có 69,8% người bệnh có học lực khá và 23,2% có học lực giỏi, trong khi đó, học sinh trung bình chiếm 7%.
Bác sĩ nhận định biểu hiện thường gặp của thanh thiếu niên bị trầm cảm là khí sắc trầm, giảm tập trung chú ý và cảm giác vô dụng. Đa số bệnh nhi đến khám khi triệu chứng xuất hiện hơn 12 tháng và bệnh đã ở mức độ nặng.
Các bác sĩ cũng lưu ý khảo sát trên được thu thập từ phòng khám ngoại trú chuyên khoa của Bệnh viện Tâm thần vào năm 2022, nên không mang tính đại diện cho cộng đồng. Vấn đề đặt ra là vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về trầm cảm trên đối tượng thanh thiếu niên được thực hiện tại Việt Nam, dẫn đến hạn chế trong rút ra những đặc điểm phổ quát.
Bác sĩ nhấn mạnh trầm cảm ở thanh thiếu niên là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến người bệnh, gia đình và sự phát triển của xã hội nhưng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức.
Phụ huynh chưa nhận diện được vấn đề của con trẻ
Cuối năm 2022, tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam cùng một số đơn vị cũng công bố một báo cáo về chăm sóc sức khỏe tâm thần ở trường học, khảo sát trên 1.000 học sinh, giáo viên và phụ huynh. Gần 50% trẻ tham gia khảo sát cho rằng cha mẹ khắt khe và áp lực thất bại trong học tập là hai tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của các em.
Trước đó, tháng 10/2021, Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT đã công bố báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam, được nghiên cứu trên quy mô gần 8.000 học sinh từ 13-18 tuổi của 81 trường ở 20 tỉnh, thành.
Kết quả cho thấy có 12,59% học sinh thường xuyên/luôn luôn cảm thấy cô đơn; 16,81% thường xuyên khó tập trung vào làm bài tập về nhà; hơn 15% học sinh thực sự nghĩ đến ý định tự tử.
Theo bác sĩ Nguyễn Huy Du, Quyền Trưởng chương trình Vì sự sống còn, phát triển trẻ em và môi trường (UNICEF), kết quả khảo sát sức khỏe tâm thần vị thành niên quốc gia năm 2022 (trẻ từ 10-17 tuổi) tại Việt Nam đã cung cấp những con số đáng chú ý.
Cụ thể, 21,7% trẻ vị thành niên cho biết có vấn đề về sức khỏe tâm thần; 3,3% trong đó đáp ứng các tiêu chí về rối loạn tâm thần. Vấn đề rối loạn lo âu và trầm cảm chiếm đa số. Tuy vậy, chỉ có 5,1% phụ huynh xác định trẻ cần giúp đỡ.
"Việt Nam không có nhân viên tư vấn hoặc nhân viên công tác xã hội tại trường học để hỗ trợ và tư vấn tâm lý xã hội cho học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm thần hoặc gặp phải các rối loạn hành vi", bác sĩ Du nói.
“Để chăm sóc tốt hơn và toàn diện hơn cho trẻ thanh thiếu niên, cần có những chương trình cộng đồng với mục tiêu cung cấp thông tin cho phụ huynh và thanh thiếu niên, về đặc điểm và biểu hiện của trầm cảm để nhận diện sớm”, bác sĩ Kiều Tiên và các cộng sự tại Bệnh viện Tâm thần TP.HCM bày tỏ.
Các chuyên gia khẳng định cha mẹ và gia đình là nguồn hỗ trợ tốt nhất cho trẻ vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đồng thời, đặt ra vai trò của khám sàng lọc rối loạn trầm cảm, tầm soát sức khỏe tâm thần phải được lồng ghép trong các dịch vụ y tế đa khoa hoặc trong quá trình khám sức khỏe tổng quát cho nhóm đối tượng này.
Ngày càng nhiều người trẻ bị rối loạn tâm thầnNgày càng nhiều người trẻ bị rối loạn tâm thần, trầm cảm nhất là sau đại dịch Covid-19. Tại bệnh viện ở TP.HCM, số người dưới 30 tuổi chiếm 3/5 lượng bệnh nhân tới khám.相关文章
Xoa dịu fan, MU vung 90 triệu bảng tậu Harry Kane
Không những đột kích Old Trafford, ngăn các cầu thủ MU rời khỏi khách sạn, mới đây những CĐV MU quá2025-01-14Nhận định, soi kèo Barracas Central vs Boca Juniors, 3h ngày 5/7
Pha lê - 04/07/2023 04:35 Nhận định bóng đá g2025-01-14Phong độ, lịch sử đối đầu Chile vs Argentina, 8h00 ngày 26/6
Hoàng Ngọc - 25/06/2024 01:26 Lịch sử đối đầu2025-01-14Nghệ sĩ Việt Nam chinh phục khán giả nước ngoài bằng màn song tấu nhạc cụ dân tộc
Với hai tác phẩm dự thi là "Việt Nam quê hương tôi", sáng tác của nhạc sĩ Đỗ Bảo và "Ước hẹn", sáng2025-01-14Vinh Râu bị FAPTV chơi khăm đêm tân hôn với Lương Minh Trang
Trong tập 326 chương trình Vợ chồng son lên sóng tối 24/11, đạo diễn Vinh Râu đã chia sẻ chuyện dở k2025-01-14Nhận định, soi kèo JS Saoura vs USM Alger, 22h00 ngày 27/6
Hồng Quân - 27/06/2023 05:00 Nhận định bóng đ2025-01-14
最新评论