Đổi mới giáo dục: Thách thức thế kỷ 21 từ tiếng gọi Davos_nữ úc
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Cúp C1 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-10 20:41:48 评论数:
Có 3 nhóm kỹ năng mà Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos tin tưởng rằng mỗi học sinh sinh viên sẽ cần trong thế kỷ “công nghệ” 4.0 sắp tới.
Mô hình đó như sau:
Hình ảnh chụp từ WEF |
Lý do khiến các nhà lãnh đạo quốc gia,ĐổimớigiáodụcTháchthứcthếkỷtừtiếnggọnữ úc doanh nhân hàng đầu thế giới và những nhà nghiên cứu đã đưa ra mô hình các nhóm kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21 như trên bởi có 3 thách thức lớn với giáo dục và kỹ năng trong thời đại công nghệ số.
1. Thời đại cách mạng công nghệ lần 4 đã bắt đầu, với sức mạnh thay đổi toàn bộ cuộc sống, xã hội và cách sống, cách tương tác giữa con người với con người.
Khi khoa học công nghệ đi cùng tự động hóa cao độ bởi trí tuệ nhân tạo, trí tuệ thông minh, robot, công nghệ Nano, công nghệ in ấn 3D, con người chúng ta đang phải đối mặt với điều gì?
Ảnh chụp từ Brookings’ Analysis of Moody Analytics estimate |
Theo nghiên cứu của Brookings (Mỹ), hàng triệu công việc lao động chân tay sẽ không thể quay về Mỹ, không phải bởi vì nhà máy không chuyển về Mỹ được, mà do bởi các công việc đã được thay thế bởi robot.
Cũng theo Brookings, đi xa hơn việc sử dụng robot trong sản xuất, hiện nay, rất nhiều công ty đã nghiên cứu và ứng dụng sẽ dụng trí tuệ thông minh trong các hoạt động thiết kế, vận tải, logistics, bán hàng trên toàn cầu…
Ảnh chụp từ Amazon Go website |
2. Giáo dục thế giới nói chung về cơ bản đã đi chậm hơn phát triển công nghệ, chậm hơn yêu cầu đòi hỏi của công việc, của doanh nghiệp và của xã hội.
Cho đến nay, nhiều hơn hai công ty lớn trên thế giới là Ernst & Young và Google đã tuyển dụng nhân sự không dựa trên bằng cấp, mà dựa trên năng lực và kỹ năng cá nhân người lao động.
Hơn 10 năm qua xã hội được “công nghệ” hóa, tự động hóa với tốc độ chóng mặt, thì hầu hết giáo dục ở các nước phát triển cũng như đang phát triển không có thay đổi gì nhiều.
Ở Mỹ, khủng hoảng giáo dục các cấp đã được đề cập chính thức là một trong những rào cản cho phát triển kinh tế và làm chậm năng lực cạnh tranh quốc gia.
Ở Việt Nam, mặc dù cải cách và đổi mới là những từ được nhắc đến nhiều trong giáo dục, học sinh sinh viên Việt Nam vẫn “chưa” thể sánh vai tự tin đi làm ở thế giới phẳng này, đặc biệt khi trên 90% học sinh phổ thông chúng ta chưa thông thạo tiếng Anh và kỹ năng vi tính...
3. Niềm tin vào năng lực “tự lãnh đạo” của cá nhân, của tổ chức xã hội, của doanh nghiệp xã hội, của thế hệ trẻ thông qua giáo dục có chất lượng nhằm giúp thế giới và cuộc sống của tương lai tốt đẹp hơn.
Ở Davos năm 2016, WEF đã đưa ra bản báo cáo về Tương lai của Việc làm, nhằm dự báo về những ngành nghề, những mảng công việc sẽ có thay đổi lớn trong tương lai đến 2020, trong đó các kỹ năng lao động cơ bản mà sẽ là tương lai của chúng ta được thiết lập như sau:
Ảnh chụp từ báo cáo WEF |
Theo đó, các thành phần đa dạng đại diện cho kinh tế toàn cầu đều đồng ý rằng chúng ta chỉ có thể đối mặt với những thách thức lớn trong “sự thiếu hụt kỹ năng lao động” bằng những hoạt động thay đổi tư duy về cách học, cách đánh giá kiến thức và kỹ năng. Kiến thức phần "cứng”chỉ là một trong các cấu phần tạo nên nền tảng tri thức và sử dụng trong kỹ năng lao động mà thôi.
Người học tập mới cần được phát triển toàn diện, đa dạng và có chiều sâu để có khả năng thích nghi với môi trường lao động mà “hầu hết các công việc có nhu cầu cao hoặc có yêu cầu chuyên biệt đều chưa tồn tại trong vòng 10 hay 5 năm trước”.
Như vậy, đối mặt với những thách thức thế kỷ trên, giáo dục Việt Nam đang ở đâu?
Khi nào học sinh sinh viên chúng ta có thể tự tin với hành trang cuộc sống, khi được học và hành đủ 16 kỹ năng mà WEF và UNESCO đề xuất?
Dựa trên những thông tin gần đây về đổi mới giáo dục phổ thông của Bộ GD-ĐT đang soạn thảo, tôi xin chia sẻ một vài gợi ý cho nguyên tắc cần đổi mới cho giáo dục lần này, hy vọng có thể gắn kết chương trình đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung, và giáo dục phổ thông đi cùng với con đường mà cả thế giới đang hướng tới.
Thứ nhất:Không có con đường đổi mới nào “ngắn” và “dễ” trong giáo dục, khi chúng ta chưa rõ chúng ta đang ở đâu trong bậc thang giáo dục.
Trong hơn 20 năm mở cửa và thực hiện đổi mới giáo dục, tôi tin là Bộ GD-ĐT và những lãnh đạo đất nước đã có được những nhìn nhận về lý do tại sao đổi mới giáo dục chúng ta không “đúng” và không “trúng” mục tiêu, mặc dù chúng ta đã tốn rất nhiều công sức và tiền của.
Tôi đã có những đề xuất và phản biện cho đề án đổi mới giáo dục phổ thông lần này.
Thứ hai: Tư duy mới về dạy và học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghệ mới.
Nếu chúng ta xem xét kỹ 16 kỹ năng cơ bản mà WEF và các chuyên gia đề xuất cho học sinh sinh viên thế kỷ 21, tôi tin là chúng ta phải đồng ý thay đổi cách tư duy về dạy và học từ nay trở đi. Lý do rất đơn giản là việc kiến thức cứng chỉ là một phần trong rất nhiều kỹ năng mà các em cần phải học và rèn luyện.
"Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có" (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Những khái niệm về kỹ năng giao tiếp được gắn với các môn như ngoại ngữ, ngữ văn…, hay kỹ năng mỹ thuật gắn với các môn học lựa chọn như nhạc, họa… có lẽ không còn đúng trong thời đại này.
Học sinh chúng ta cần thấy được vẻ đẹp “mỹ thuật” trong tất cả các môn học mà các em học, bởi vẻ đẹp của toán hay của âm nhạc, không chỉ xuất phát từ nội dung của môn học, mà xuất phát từ góc nhìn, động lực học tập và đam mê cháy bỏng của học sinh khi được chia sẻ niềm thích học với thầy cô và bạn bè.
Chúng ta, nếu ở giai đoạn soạn thảo đề án và chương trình, mà đã có những mặc định “cứng” rằng kỹ năng này thuộc về môn nào, cá nhân tôi quan ngại cho sự thành công của chương trình.
Ngoài ra, mặc dù chúng ta đang nỗ lực hướng đến “giảm tải chương trình”, khi tôi đọc kỹ những giới thiệu về đề án đổi mới giáo dục phổ thông, tôi thực sự lo lắng cho mục tiêu này của đề án.
Chúng ta vẫn cho con em mình học nhiều quá! Tôi rất mong những cán bộ làm đề án xem xét lại báo cáo Bộ GD-ĐT đã làm khi nghiên cứu những nền giáo dục phổ thông ở các nước khác, và công bố bản so sánh dẫn chứng về môn học, giờ học của các nước đứng trong 10 nước hàng đầu về giáo dục với Việt Nam.
Tôi tin là buộc học sinh học nhiều môn không giúp cho phát triển các kỹ năng cần phải có.
Thứ ba: Thu hút tài năng để xây dựng đề án và thực hiện cải cách giáo dục phổ thông.
Nhằm đảm bảo cho thành công của đề án, rất cần công khai tìm kiếm và lựa chọn các chuyên gia, nhà nghiên cứu độc lập có kinh nghiệm về giáo dục mới của quốc tế, về chính sách giáo dục và thực nghiệm ở giáo dục “kỹ năng”.
Chúng ta nên tìm kiếm những tài năng về giáo dục để xây dựng đề án và thực hiện dự án, không phân biệt người Việt hay nước ngoài.
Tuy nhiên, cũng xin hết sức tránh tình trạng tìm kiến các chuyên gia “cùng đội ngũ” để làm dự án đổi mới, bởi nếu tất cả đội ngũ chuyên gia đều đồng thuận với ban quản lý dự án thì e rằng khó mà thay đổi được.
Chúng ta cần mạnh dạn tìm kiếm những năng lực về giáo dục ở nhiều góc độ khác nhau, nhằm có được những phản biện hữu ích cho giáo dục Việt.
Tôi rất hy vọng, một lần nữa xin được nhắc lại, là chúng ta sẽ không bị “chậm lại” trong chuyến tàu giáo dục của tương lai đất nước.
Nguyễn Thị Lan Hương (NewAsia Global Learning)