Tháng 8 năm nay tập đoàn FPT chính thức công bố thoái vốn thành công tại FPT Retail,ốnngoạigópvàoFPTShopgầntỷđồkqbd psg công ty có doanh thu chủ yếu từ hệ thống FPT Shop. FPT bán 30% cổ phần cho các quỹ đầu tư, đồng thời 5% cổ phần từ các cổ đông cá nhân tại FPT Retail cũng được bán cho các quỹ này, tổng cộng 35% vốn FPT Retail đã được chuyển cho các quỹ ngoại.
Theo thông tin mới cập nhật, Dragon Capital dẫn đầu một nhóm quỹ mua lại 20% cổ phần FPT Retail (tương đương 4 triệu cổ phiếu), trong khi đó VinaCapital giữ 15%. Tất cả các bên đều không công bố giá trị các thương vụ.
Tuy nhiên, trong báo cáo hồi tháng 8, VinaCapital cho biết quỹ này chi ra 11 triệu USD trong giao dịch với FPT. Như vậy với 20% cổ phần, nhóm Dragon Capital chi số tiền tương đương khoảng 14,7 triệu USD. Tổng cộng các quỹ ngoại đã góp 25,7 triệu USD - gần 600 tỷ đồng - trong vốn điều lệ của FPT Retail, chiếm 35%.
Như vậy sau thời gian thuộc sở hữu của FPT, FPT Retail nay đã được các quỹ ngoại tham gia góp vốn. Trước FPT Shop, chuỗi Thế Giới Di Động cũng nhận được dòng vốn ngoại qua nhiều đợt, tiêu biểu từ quỹ Mekong Capital. Đến nay, Thế Giới Di Động có 49% cổ phần do nước ngoài nắm giữ. Kể từ khi có yếu tố nước ngoài, Thế Giới Di Động giàu tiềm lực hơn để thực hiện các kế hoạch kinh doanh của họ, nhiều người kỳ vọng FPT Shop sẽ làm được điều tương tự.