Vào thời kỳ đó,ámphángôiđềnlyhôncómộtkhônghaiởNhậtBảlich thi đấu ngoại anh phụ nữ Nhật Bản không có quyền ly dị chồng. Do đó, cách duy nhất để những người phụ nữ bị chồng bạo hành là tìm tới ngôi đền Phật giáo này. Sau khi phục vụ tại đền và tu viện trong một vài năm, những phụ nữ tới Tōkei-ji sẽ được giúp để ly hôn chồng. Chính trong thời gian này, ngôi đền được mệnh danh là Enkiri-dera ("Ngôi đền cắt đứt mối quan hệ"), Kakekomi-dera ("Ngôi đền cưu mang") hay "Đền ly hôn".
Ngôi đền Matsugaoka Tōkei-ji được thành lập vào năm 1285 bởi Lady Horiuchi, vợ của Hōjō Tokimune, nhiếp chính thứ tám của Mạc phủ Kamakura. Lady Horiuchi sinh năm 1252 trong gia tộc Adachi hùng mạnh và các đồng minh của Hōjō. Sau khi cha qua đời khi Horiuchi mới một tuổi, cô được nuôi dưỡng bởi anh trai Adachi Yasumori, người kế vị Yoshikage với tư cách là người đứng đầu gia tộc.
Chồng tương lai của Horiuchi, Tokimune, sinh năm 1251 và lớn lên tại dinh thự Adachi ở Kamakura. Cả hai đã quen biết nhau từ khi còn rất nhỏ. Horiuchi kết hôn với Tokimune khi mới chín tuổi. Sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ cùng nhau chuyển từ nhà Adachi đến nhà riêng của Tokimune. Gần bảy năm sau, Tokimune trở thành nhiếp chính của shōgun, người đàn ông quyền lực nhất đất nước.
Cả phu nhân Horiuchi và Hōjō Tokimune đều là những đệ tử nhiệt thành của Thiền tông. Khi Tokimune bất ngờ lâm bệnh vào năm 1284, cả ông và phu nhân Horiuchi đều cắt tóc và mặc áo cà sa. Tokimune lấy pháp danh là Hokoji-dono Doko còn phu nhân Horiuchi là Kakusan Shidō. Không lâu sau, Tokimune qua đời và phu nhân Horiuchi thề sẽ xây dựng một ngôi đền để vinh danh ông.
Ban đầu, phu nhân Horiuchi không có ý định biến Tōkei-ji là nơi cưu mang những người phụ nữ bị chồng bạo hành. Tuy nhiên, trong hai thế kỷ cuối cùng của thời Tokugawa, Tōkei-ji đã dần trở thành nơi mang tới tự do cho những người phụ nữ xấu số.
Theo một ghi chép lịch sử, phu nhân Horiuchi còn yêu cầu con trai mình là Sadatoki ban hành luật Tōkei-ji để giúp những phụ nữ muốn ly hôn với chồng. Sadatoki chuyển yêu cầu đến nhà vua, người đưa ra quyết định quyết cùng. Ban đầu, thời gian làm phục vụ tại đền được ấn định là ba năm nhưng sau đó giảm xuống còn hai năm.
Có tới 2.000 vụ ly hôn đã được dàn xếp ở Tōkei-ji trong thời Tokugawa. Tuy nhiên, từ năm 1873, tất cả các trường hợp ly hôn đều do Tòa án Tư pháp Nhật Bản giải quyết.
Sau đó, ngôi đền vẫn là một tu viện dành riêng cho phụ nữ và đàn ông không được phép vào cho đến năm 1902, khi lần đầu tiên ngôi đền có trụ trì là đàn ông và Tōkei-ji trở thành một ngôi đền nhánh dưới sự giám sát của Engaku-ji.
Toàn bộ ngôi đền, ngoại trừ tháp chuông, đã bị phá hủy trong trận động đất lớn Kantō vào năm 1923 và được xây lại trong thập kỷ sau đó.
Đỗ An(Theo AP)
(责任编辑:Cúp C2)