Khắc phục nhược điểm của Từ điển bách khoa
Tọa đàm "Triển khai biên soạn bách khoa toàn thư Việt Nam” vừa được tổ chức tại Trường ĐH Văn Lang. PGS.TS Đinh Ngọc Vượng,ấprútbiênsoạnBáchkhoatoànthưViệphan tich keo bong da Phó Tổng thư ký chuyên trách Đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho hay trong kho tàng thư tịch của Việt Nam thời Trung - Cận đại có nhiều bộ sách quý có tính bách khoa thư còn lưu truyền đến ngày nay. Trong đó hai bộ “Vân đài loại ngữ” của Lê Quý Đôn (cuối thế kỷ 18) và “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (đầu thế kỷ 19) được xem là những bộ sách có tính bách khoa toàn thư đầu tiên của Việt Nam. | PGS.TS Đinh Ngọc Vượng (Ảnh: Tuệ Khánh) |
Cách đây 17 năm, Việt Nam đã hoàn thành việc biên soạn và xuất bản Từ điển bách khoa Việt Nam, với sự tham gia của 1.200 nhà khoa học.
Tuy nhiên, theo PGS Vượng, từ điển chỉ là gốc ban đầu của bách khoa toàn thư. “Từ điển” chỉ có các từ và giải nghĩa các từ, đưa thông tin tối thiểu cho người đọc về từ đó. Vì thế khi đưa ra một định nghĩa, từ điển sẽ bỏ qua ý nghĩa hoặc tầm quan trọng cùng mối quan hệ của từ với một lĩnh vực kiến thức rộng hơn.
“Bách khoa toàn thư khắc phục hạn chế đó của từ điển, bằng cách cung cấp thông tin phong phú về nội hàm, ý nghĩa của khái niệm hay còn gọi là đơn vị tri thức. Khác với “từ điển”, “bách khoa toàn thư” đi tìm sự tranh luận cho từng chủ đề ở một cấp độ sâu, đồng thời truyền tải kiến thức đã tích lũy được về chủ đề ấy” - ông Vượng lý giải.
Hiện nay có khoảng 1.000 nhà khoa học tham gia biên soạn các Quyển chuyên ngành của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam. Sắp tới sẽ có thêm 5.000-6.000 nhà khoa học thuộc trên 70 ngành khoa học các khối Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Khoa học xã hội và Nhân văn, Văn hóa Nghệ thuật, An ninh Quốc phòng sẽ tham gia công việc này.
Lo lắng việc mục từ trùng
Tại tọa đàm vấn đề xử lý mục từ trùng trong bách khoa toàn thư được nhiều chuyên gia xem là nan giải.
PGS.TS Bùi Anh Thủy, Trưởng khoa Luật, Trường ĐH Văn Lang, thành viên chính Ban biên soạn chuyên ngành Luật học của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam, cho hay một trong những vướng mắc, bất cập của quá trình biên soạn chính là “mục từ trùng”. | PGS. TS Bùi Anh Thủy (Ảnh: Tuệ Khánh) |
Theo PGS Thủy, mục từ trùng có nhiều dạng như: Trùng về tên mục từ, tức việc một mục từ có trong ngành này nhưng lại cũng có trong bảng mục từ của ngành khác, mặc dù các ngành đều xác định đúng; Trùng về nội hàm nhưng tên của mục từ khác nhau; Tên mục từ không hoàn toàn giống nhau nhưng thực chất chỉ là một…
Thống kê của PGS.TS Bùi Anh Thủy cho thấy: Quyển 28 - Chính trị, Ngoại giao, Tổ chức có 296 mục từ trùng; Quyển 29 - Quốc phòng, có 181 mục từ trùng; Quyển 30 - Luật học có 235 mục từ trùng; Quyển 32 - Thông tin, Báo chí, Xuất bản, Bảo tàng có 225 mục từ trùng…
PGS Thủy đề xuất nếu trùng do sơ suất kỹ thuật của bảng mục từ trong cùng một quyển chuyên ngành (trùng hoàn toàn) thì bỏ một hoặc những mục từ trùng. Nếu trùng đương nhiên (không tránh khỏi) trong cùng một quyển mà nội hàm có khác nhau theo phân ngành, thì chỉ giữ một mục từ. Trong nội dung của mục từ này sẽ có các mục nhỏ hơn. Khi có mục từ trùng trong một số quyển, các Ban chuyên ngành cùng thảo luận và đưa ra giải pháp để Ban nào viết sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, có những mục từ trùng nhưng nội hàm lại là nội dung chuyên môn của các Ban chuyên ngành khác nhau. Trường hợp này, giải pháp khả dĩ là các Ban cùng viết theo chuyên môn của mình, sau đó sẽ có Hội đồng hoặc Ban giải quyết mục từ trùng tổng hợp lại thành một mục từ hàm chứa nội dung của các quyển chuyên ngành. Từ năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1262 phê duyệt Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 39 quyển, mỗi quyển sẽ có dung lượng 1.500 trang, bao gồm đầy đủ các ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học công nghệ và kỹ thuật, khoa học quốc phòng, ngoại giao, an ninh… Tháng 2/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 238 thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam gồm 16 thành viên, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giữ chức Chủ tịch Hội đồng. |
Lê Huyền Sẽ đưa Bách khoa toàn thư Việt Nam lên mạng InternetBan soạn thảo Đề án xây dựng Bách khoa toàn thư Việt Nam cho biết, sau khi hoàn thành, ngoài bản in giấy, nội dung bộ Bách khoa toàn thư này cũng sẽ được công khai trên mạng Internet. |