Hàng loạt vụ tranh chấp mua bán căn hộ giữa chủ đầu tư và người mua nhà thời gian gần đây tại TP HCM đang dấy lên mối lo ngại thị trường BĐS quay lại thời kỳ không an toàn. Trong khi câu chuyện cư dân chung cư Theàmthếnàođểkhôngbịlừakhimuanhàchungcưkeo bong da cup c1 Harmona mắc kẹt vì những khoản nợ của chủ đầu tư cách đây hơn 2 năm mà họ không hề hay biết chưa lắng xuống, thì cư dân chung cư Bảy Hiền Tower bất ngờ bị yêu cầu di chuyển ra khỏi nhà, vì chủ đầu tư có sai phạm trong quá trình xây dựng. Hay câu chuyện lùm xùm tại chung cư Rubyland (Tân Bình) cũng chưa có lối ra, vì chủ đầu tư là Công ty Tân Hoàng Thắng đang nợ tại ngân hàng với số tiền khoảng 286 ty đồng. Ngân hàng giải quyết bằng cách cho chủ đầu tư nộp 70 tỷ đồng để lấy sổ đỏ ra, nhưng công ty vẫn không có tiền để trả. Bên cạnh đó, dự án này còn vướng nhiều sai phạm khác. Hiện ngân hàng đã bán khoản nợ xấu của chủ đầu tư chung cư này cho VAMC. Và VAMC đã kiện chủ đầu tư ra tòa án Tân Bình, yêu cầu xử lý tài sản đảm bảo là gần 300 căn hộ tại chung cư Rubyland. Lỗ hổng đến từ ngân hàng Thực tế, đây không phải là những câu chuyện cá biệt. Thị trường đang có nhiều kiểu tranh chấp khác nhau trong mua bán căn hộ chung cư khiến cho tâm lý người dân mua bất động sản (BĐS) này càng bất an.
Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN & MT TP.HCM cho rằng, vấn đề nóng nhất hiện nay là câu chuyện thế chấp dự án của chủ đầu tư. Theo quy định thì chủ đầu tư phải được cấp quyền sử dụng đất mới tiến hành làm các thủ tục khác trên đất, kể cả thế chấp vay vốn. Tuy nhiên, thực tế thì nhiều dự án chưa đầy đủ thủ tục vẫn mang đi thế chấp, huy động vốn. Theo nhìn nhận của các chuyên gia, từ năm 2015 đến nay, hệ thống pháp luật đã khá chặt chẽ, các quy định của Nhà nước về mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khá đầy đủ. Song các tranh chấp vẫn xảy ra khiến người mua nhà tiến thoái lưỡng nan chính là lỗ hổng từ sự giám sát của ngân hàng. TS. Bùi Quang Tín, Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, nếu đúng luật thì các dự án thế chấp phải được giải chấp mới có quyền bán, và phải có thông báo của Sở Xây dựng. Hoặc nếu dự án chưa giải chấp mà bán thì phải có ý kiến đồng ý của cơ quan quản lý nhà nước cùng ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng nhận thế chấp sẽ mở tài khoản cho khách hàng, để dòng tiền mua chảy về đây. "Trong các tranh chấp vừa qua, ngân hàng không thể nào vô can. Rõ ràng sau khi cho vay, quá trình giám sát của ngân hàng rất hời hợt. Ngân hàng ở đâu khi chủ đầu tư dự án The Harmona mang tài sản đi thế chấp đến 3 lần", ông Tín nói. Chuyên gia này cũng cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước cần phải sát hơn nữa trong quá trình ra soát, giám sát, nhất là các dự án thế chấp.
Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc sở Xây dựng TP HCM, tính từ năm 2013 đến nay, thành phố có 550/1.200 dự án nhà ở với trong đó có 78.308 căn hộ triển khai, mua bán tốt. Các vấn đề lùm xùm tại các dự án 4s, The Harmona, Bảy Hiền, Rubyland… chỉ là những con sâu làm rầu nồi canh. Tại những dự án có phát sinh tranh chấp thường có điểm chung là chủ đầu tư không chuyên nghiệp, thiếu chiến lược, họ chỉ làm một vài dự án theo xu hướng của thị trường, tùy tiện dẫn đến vi phạm pháp luật, dù tính chất vi phạm khác nhau. Ngoài ra, một phần cũng do năng lực quản lý nhà nước. Việc chưa chặt chẽ trong quản lý, trình độ quản lý chưa đủ ngang tầm đô thị đặc biệt đã tạo kẽ hở vi phạm pháp luật cho nhà đầu tư. Hiện các tranh chấp đều được xử lý nghiêm nhưng đảm bảo quyền và lợi ích của người mua nhà. Những vi phạm này cũng là tiếng chuông cảnh báo của thị trường có thời gian dài phát triển nóng, trong khi nhiều chủ đầu tư năng lực hạn chế. Để không bị lừa khi mua nhà trả góp Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khai Silk khuyên, để không bị mắc kẹt với các dự án nhà ở hình thành trong tương lai, người có nhu cầu mua căn hộ có thể thỏa thuận với chủ đầu tư và ngân hàng làm hợp đồng bảo lãnh ngân hàng. Hợp đồng này thể hiện, khi nào chủ đầu tư xây nhà xong thì ngân hàng sẽ trả hết tiền 1 lần cho chủ đầu tư. Với hợp đồng bảo lãnh này, người mua nhà không cần phải trả tiền theo từng đợt cho chủ đầu tư, mà mang tiền đó gửi tiết kiệm. Tuy nhiên, người mua nhà sẽ phải trả cho ngân hàng một khoảng phí lãi suất tượng trưng cho cái bảo lãnh ngân hàng đã ký. Điều này giúp người mua nhà không phải mất tiền nếu dự án rơi vào tranh chấp, cũng không phải sốt ruột nếu dự án chậm tiến độ, vì trong khoảng thời gian dự án kéo dài thì số tiền mua nhà vẫn phát sinh lãi từ ngân hàng. Chuyên gia Bùi Quang Tín thì cho rằng, những tranh chấp cũng có lỗi từ chính khách hàng. Đi mua nhà, người mua phải tìm hiểu xem chủ đầu tư dự án là ai, cần xem kỹ lịch sử kinh doanh của họ, quá trình xây dựng các dự án trước đó ra sao. "Chúng ta không thể cộng các chủ đầu tư vào một rổ được. Trên thị trường hiện nay, có khoảng 70% các chủ đầu tư bài bản, làm ăn đàng hoàng, họ muốn xây dựng thương hiệu, nhưng cũng có rất nhiều chủ đầu tư chụp giựt, làm theo phong trào, bán 1 dự án xong là đóng cửa công ty", ông Tín nói. Ngoài ra, chuyên gia này còn khuyên người mua nhà phải tìm hiểu chủ quyền đất, tìm hiểu xem dự án đã được phép bán chưa, ngân hàng thương mại nào đứng ra bảo lãnh... Điều quan trọng nữa khách hàng cần nhớ là hợp đồng mua bán rất cần có tham vấn pháp lý của luật sư.
Theo Zing |