Trao đổi với VietNamNet ngày 15/9,Đaumắtđỏhoànhhànhmộtquậncóhơnhọcsinhmắcbệnhngàsố liệu thống kê về cúp đức ông Nguyễn Thanh Lịch, Trưởng phòng GD-ĐT quận Liên Chiểu (Đà Nẵng), cho biết đã có văn bản yêu cầu các trường triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh đau mắt đỏ trước tình hình bệnh đang có chiều hướng gia tăng.
Theo ông Lịch, từ ngày 5 đến 14/9, quận ghi nhận 3.167 học sinh mắc mới, trong đó, tập trung nhiều nhất ở khối tiểu học và mầm non.
Ông Nguyễn Thanh Lịch chia sẻ các trường học có nhân viên y tế khá thuận tiện trong công tác tuyên truyền cũng như theo dõi bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên, với các nhóm lớp độc lập tư thục sẽ khó khăn hơn. Do đó, Phòng GD-ĐT quận đã chỉ đạo các nhóm lớp độc lập tư thục phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh chung của cơ sở nhóm lớp.
Giáo viên, nhân viên cấp dưỡng của nhóm lớp phải nắm được triệu chứng và các nguyên nhân lây nhiễm để hạn chế việc lây lan, đặc biệt đồ dùng, đồ chơi của trẻ hoặc đồ dùng cá nhân phải thường xuyên bảo đảm sạch sẽ, khô ráo. Những trẻ bị đỏ mắt sẽ ở nhà để bố mẹ theo dõi, điều trị.
Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Hòa Vang, riêng trong ngày 14/9, hàng chục trường ghi nhận ca mắc mới, với gần 1.500 học sinh.
Nhiều nhất là Trường THCS Nguyễn Phú Hường: 172 em, THCS Trần Quang Khải 96 em, Tiểu học An Phước 90 em… Từ ngày 12/9 đến nay, gần 6.500 em mắc bệnh mắt đỏ. Trong khi đó, tại quận Sơn Trà, Hải Châu, Thanh Khê, Ngũ Hành Sơn cũng ghi nhận nhiều trường hợp.
Trước tình hình bệnh có chiều hướng gia tăng, Sở GD-ĐT Đà Nẵng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị, trường học triển khai tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng, chống lây nhiễm bệnh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh và phụ huynh theo tài liệu của Sở Y tế cung cấp.
Đồng thời, phối hợp với đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tư vấn, điều trị và triển khai các biện pháp phòng tránh bệnh dịch lây lan; xử lý ổ dịch… Bên cạnh đó, sở lưu ý các đơn vị, trường học nhắc nhở, giáo dục học sinh không có thái độ, hành vi kỳ thị đối với các bạn bị đau mắt đỏ.
Ngoài ra, Sở Y tế TP Đà Nẵng cũng lưu ý các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tốt việc khám, phát hiện, tư vấn, điều trị, thông báo các biện pháp phòng bệnh, chuẩn bị đầy đủ không để thiếu thuốc…
Các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh và thực hiện nghiêm các quy định về quản lý giá thuốc, không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, tích trữ gây ra tình trạng khan hiếm đối với các thuốc được dùng để điều trị bệnh đau mắt đỏ và đẩy giá thuốc tăng cao nhằm trục lợi.
Hơn 2.300 học sinh một huyện nghỉ học vì bệnh đau mắt đỏHai tuần trở lại đây, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có hơn 5.600 người dân đau mắt đỏ, trong đó, thời điểm hiện tại, hơn 2.300 em học sinh mắc bệnh, phải nghỉ học để phòng lây lan.