Rục rịch bung hàng Những năm qua,ựánnhàởxãhộirụcrịchbunghàngnhiềuchủđầutưmuốnvayvốkết quả bóng đá giao hữu nữ chương trình nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn chưa được chú trọng. Nhiều địa phương không hoàn thành kế hoạch phát triển loại hình nhà ở này theo các giai đoạn. Thậm chí, không ít nơi còn “bỏ quên” quỹ đất NƠXH. Sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, nhiều tỉnh thành đã đẩy mạnh phát triển NƠXH thông qua các kế hoạch và mục tiêu cụ thể. Tính đến tháng 5/2023, cả nước có 307 dự án NƠXH đã hoàn thành, cung ứng 157.100 căn nhà. 418 dự án vẫn đang triển khai với nguồn cung 432.400 căn. Tại khu vực phía Bắc, các dự án NƠXH đang triển khai chủ yếu tập trung ở các địa phương như: TP.Hà Nội hiện có 18 dự án NƠXH (12.137 căn); Bắc Ninh 23 dự án (28.808 căn); Bắc Giang 11 dự án (27.792 căn); Hưng Yên 6 dự án (30.000 căn), Nghệ An 8 dự án (15.000 căn)… Ở phía Nam, Bình Dương dẫn đầu khi có 20 dự án NƠXH (17.500 căn) đang triển khai. Đồng Nai có 13 dự án (10.750 căn), TP.HCM có 9 dự án (6.383 căn), Bình Thuận có 8 dự án. Bộ Xây dựng đặt mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 sẽ hoàn thành khoảng 428.000 căn NƠXH trên cả nước. Theo kế hoạch này, tính đến ngày 18/5, 41 dự án hoàn thành với nguồn cung 19.500 căn. Để hoàn thành mục tiêu, các địa phương được giao chỉ tiêu cụ thể. Gần đây, nhiều dự án NƠXH tại một số địa phương đã rục rịch khởi công và mở bán. Đơn cử như TP.Hà Nội có 12 dự án; TP.Hải Phòng 2 dự án; TP.Đà Nẵng 1 dự án; TP.HCM 1 dự án… Riêng tại TP.HCM, trong 9 dự án NƠXH đang triển khai có 5 dự án được chuyển tiếp từ giai đoạn 2016 – 2020. Năm qua, TP.HCM tổ chức động thổ 4 dự án NƠXH, nhà lưu trú công nhân nhưng đến nay chỉ có 1 dự án được cấp giấy phép xây dựng. Một dự án đã khởi công theo giấy phép đã cấp từ năm 2020. Cần thay đổi tư duy từ sở hữu nhà sang thuê nhà Mặc dù, các tỉnh thành đã có kế hoạch phát triển NƠXH giai đoạn 2021 – 2030, nguồn cung thực tế hiện nay vẫn còn hạn chế. Đây được cho là nguyên nhân khiến cho gói tín dụng 120.000 tỷ cho chủ đầu tư và người mua NƠXH vay vẫn chưa giải ngân được. Về gói tín dụng này, Bắc Giang và Bà Rịa – Vũng Tàu là hai địa phương đầu tiên vừa công bố các dự án NƠXH có nhu cầu vay vốn. Tại Bắc Giang có 12 dự án (gồm 10 dự án NƠXH và 2 dự án nhà ở công nhân) có nhu cầu vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Bà Rịa – Vũng Tàu chỉ có 1 dự án với quy mô 187 căn, nhu cầu vay hơn 200 tỷ đồng. Sở Xây dựng TP.HCM cũng vừa đề nghị các chủ đầu tư NƠXH, nhà ở công nhân, cải tạo lại chung cư cũ và cá nhân đủ điều kiện đăng ký nhu cầu vay vốn từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, đối với gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, chủ đầu tư dự án được vay với lãi suất 8,7%/năm, còn lãi suất cho người mua nhà là 8,2%/năm. So với mức 5% của Ngân hàng Chính sách xã hội thì đây là mức lãi suất khá cao. Tuy nhiên, với khoản vay trung dài hạn thì đây là mức lãi suất khá “mềm”. Ông Lệnh cho rằng, để giải ngân được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, vấn đề mấu chốt là phải có nguồn cung NƠXH. Về lâu dài, cần có chính sách cấp bù lãi suất như chương trình cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội. Về giá bán NƠXH, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM cho biết, trước đây giá NƠXH chỉ trên dưới 1 tỷ đồng/căn. Ngân hàng hỗ trợ cho vay từ 70% - 80% giá trị căn nhà nhưng người mua cần phải có sẵn từ 200 – 300 triệu đồng. Với người thu nhập thấp, người nghèo thì số tiền này vẫn vượt quá khả năng. Để hiện thực hoá giấc mơ sở hữu nhà cho người thu nhập thấp, theo ông Lệnh, nên đẩy mạnh phát triển NƠXH theo hình thức cho thuê, thuê mua. Cần thay đổi tư duy từ sở hữu nhà sang thuê nhà thì bài toán NƠXH mới được giải quyết một cách hiệu quả.