Cuối tháng 4 năm 2020,ậubéđángthươngcầngấptriệuđồngghépthậltd h2 duc thấy con trai là Thổ Văn Minh trằn trọc không ngủ được, thường xuyên nôn ói, vợ chồng chị Văn Thị Hồng Lên đưa con đi khám ở bệnh viện địa phương. Bác sĩ chẩn đoán con bị trào ngược dạ dày, viêm bàng quang và đưa thuốc về uống.
Gần một tháng, bệnh của con không giảm, ăn uống ngày càng kém, cả người gầy gò. Chị Lên lại đưa con đi khám, lúc này, bác sĩ thông báo Minh bị suy thận, khuyên gia đình đưa con vào TP.HCM gấp.
Thổ Văn Minh mới 9 tuổi nhưng mắc phải căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. |
Bác sĩ Võ Thị Tường Vy, Khoa Thận Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, khi mới vào viện, bé Minh bị thiếu máu, xanh xao, cả người mệt mỏi. Các bác sĩ phải tiến hành chạy thận cấp cứu, sau đó là mổ thẩm phân. Đợt ấy, Minh phải nằm viện suốt 3 tháng.
Từ một đứa trẻ khỏe mạnh, Minh sụt cân nhanh chóng. Hơn 8 tuổi nhưng con chỉ nặng 19kg. Vì quá yếu nên trong quá trình chạy thận, con thường xuyên nôn ói, mệt mỏi, nhiều lần bác sĩ phải tắt máy lọc máu nửa chừng. Vợ chồng chị Lên nhìn con mà lòng quặn thắt.
Chị đau đớn nói: “Ở quê chúng tôi, người ta thường sinh 4-5 đứa con. Chúng tôi nghèo, từ nhỏ đã cực khổ nên quyết định sinh 2 đứa để nuôi cho ăn học đến nơi đến chốn. Vậy mà giờ con mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, nếu con có mệnh hệ gì, tôi làm sao sống nổi”.
Chẳng đành lòng nhìn con ngày càng kiệt quệ, vợ chồng chị Lên xin bác sĩ cho con được ghép thận. May mắn là chồng chị có thận tương thích, nhưng còn về phần chi phí, không biết kiếm ở đâu ra 400 triệu đồng.
Cậu bé người Chăm vô cùng sợ hãi giường bệnh, kim chuyền... |
Bán sạch tài sản
Gia đình chị Lên chỉ có vài sào ruộng, vất vả làm lụng quanh năm mới đủ ăn. Cha mẹ già không còn sức lao động, lại thêm 2 đứa con nhỏ đang tuổi ăn học, chẳng bao giờ dư dả được đồng nào.
Gần một năm Minh đi viện liên tục, mình chị Lên chẳng đủ sức để vừa ẵm con, vừa bê thêm thùng dịch và thuốc. Anh Thân lại chẳng biết chữ. Lần nào cũng là cả 2 vợ chồng đưa con đi. Cuộc sống vốn chật vật, giờ vì con bệnh tật lại càng thêm khốn đốn.
Không có tiền, mỗi lần đưa con đi viện chị đều phải vay mượn, số tiền ấy đến nay đã vượt khả năng chi trả, ấy vậy mà khoản tiền trước mắt còn "cao hơn núi".
Người mẹ nghèo bất lực: “Nghe bác sĩ nói đến con số mà cả đời chúng tôi không mơ nổi cũng hụt hẫng lắm, nhưng sẽ cứu con trai bằng mọi giá. Thậm chí chúng tôi đã trình bày ý định bán hết nhà cửa, đất đai, tuy nhiên bác sĩ không đồng ý”.
Theo bác sĩ Võ Thị Tường Vy, ghép thận là phương pháp tối ưu nhất trong 3 phương pháp điều trị căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối, bao gồm: chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Sau ca ghép, bệnh nhi có thể phát triển cao lớn, đi học và sinh hoạt hình thường. Thậm chí đã có người trưởng thành, lập gia đình và sinh con.
Tuy nhiên, sau ca ghép, bệnh nhân phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để chống thải ghép, nếu môi trường sống không sạch sẽ có thể bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong. Vì vậy, việc gia đình chị Lên bán nhà sẽ không thể giải quyết được vấn đề sau ghép.
Căn bệnh khiến sức khỏe con suy yếu, phải nhờ mẹ ẵm bồng hoặc ngồi xe lăn. |
Sau khi bán mảnh vườn được 200 triệu đồng, vợ chồng chị Lên đã chẳng còn đường nào xoay sở tiếp.
Gần một năm nay, cậu bé Thổ Văn Minh thường xuyên bắt gặp mẹ đang khóc, đứa trẻ biết mẹ buồn vì bệnh tật của mình nên ôm mẹ an ủi. Nhìn đứa con nhỏ dại mà hiểu chuyện, chị Lên lại càng thêm quặn lòng xót xa.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: