Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Con tôi tự kỷ_nhận định mc vs brighton

Con tôi tự kỷ_nhận định mc vs brighton

2025-01-11 09:32:19 Nguồn:FabetTác Giả:Cúp C2 View:451lượt xem

Hôm ấy,ôitựkỷnhận định mc vs brighton tôi và vợ cất công quay video để kỷ niệm ngày con chập chững đến trường. Khi video còn chưa dựng xong, vợ tôi nhận được điện thoại của cô giáo, nhắn: "Gia đình đến đón cháu về, ca này đặc biệt khó, trường không nhận được".

Trên đường về, tôi tự hỏi: hơn 15 năm đi dạy, tôi chưa từ chối một học sinh nào, sao bây giờ con tôi lại rơi vào cảnh này. Có phải vì cháu là đứa trẻ đặc biệt?

Qua ba tuổi, con trai tôi vẫn chưa nói được. Chúng tôi đi hết bệnh viện này sang bệnh viện khác để thăm khám. Thường thì sau một vài bài kiểm tra, bác sĩ đều bảo, con chậm nói do thể trạng bị thiếu chất và não bộ phát triển không đồng đều. Vợ tôi nằng nặc đòi gặp thêm bác sĩ tâm lý chuyên về bệnh nhi ở TP HCM. Tại đây, bác sĩ cũng khẳng định cháu chậm nói, gia đình cần học cách chăm để cháu phát triển và nói năng bình thường.

Trường công không nhận, tôi chấp nhận học phí cao để gửi cháu vào trường tư. Tại đây, một cô giáo tiến hành kiểm tra mức độ đặc biệt của con tôi. Sau một vài trò chơi, cô cho rằng cháu bị tự kỷ.

Người nói không, người bảo có, vợ chồng tôi trăm mối lo nay bỗng hóa sợ. Để giải tỏa, thông qua đồng nghiệp đang giảng dạy tại Mỹ, tôi kết nối được với một giáo sư chuyên ngành tâm lý. Vị giáo sư người Mỹ này gửi cho tôi một bảng câu hỏi đồng thời yêu cầu con tôi vẽ các vòng tròn ngẫu nhiên, để xác định trường hợp của cháu.

Tôi và vợ đã trả lời hết sức tỉ mẩn, cẩn thận các câu hỏi về quá trình nuôi dạy cháu, phản ứng hàng ngày của cháu với gia đình, với môi trường bên ngoài. Sau khi nghiên cứu câu trả lời của chúng tôi và các bức vẽ của cháu, giáo sư khẳng định cháu ở dạng đặc biệt, có thể hiểu là một dạng của phổ tự kỷ (high level). Nếu nhận được sự giáo dục phù hợp, có thể cháu sẽ hòa nhập tốt với cuộc sống.

Việt Nam có môi trường giáo dục như thế không? Thêm một lần nữa, chúng tôi hoang mang, lo sợ. Nếu con tôi là trẻ tự kỷ mà tôi để cháu học chương trình bình thường thì quá trình điều trị cho cháu sẽ vô tác dụng. Còn nếu cháu không bị tự kỷ, vợ chồng tôi cho cháu học chương trình giáo dục trẻ tự kỷ thì sau này chúng tôi sẽ có tội lớn với con.

Nhưng Việt Nam chưa có trường công dành riêng cho trẻ tự kỷ.

Theo một công bố vào đầu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, Việt Nam hiện có khoảng một triệu người tự kỷ, tỷ lệ trẻ mắc chứng tự kỷ ước tính là 1% số trẻ sinh ra.

Thống kê của ngành giáo dục năm 2020 cho thấy tự kỷ chiếm 30% trẻ khuyết tật trong trường học. Nhóm trẻ tự kỷ này có thể học chung với trẻ khuyết tật trong khoảng 20 trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 100 cơ sở giáo dục chuyên biệt công lập trên cả nước. Nhưng việc áp dụng phương pháp giáo dục chung cho nhóm trẻ khuyết tật thể chất và trí tuệ được các chuyên gia đánh giá là không hiệu quả, đặc biệt đối với trẻ tự kỷ.

Vì thế tôi không tự tin con mình sẽ "hòa nhập tốt với cuộc sống" như mong đợi của vị giáo sư người Mỹ nếu cho cháu vào các trung tâm giáo dục này. Tôi muốn cháu có cơ hội trưởng thành chứ không chỉ tìm một chỗ để gửi con qua ngày.

Những thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ có các trường tư chuyên dạy cho trẻ tự kỷ nhưng chi phí không hề rẻ. Ngoài ra, theo tìm hiểu của tôi, nhân lực - vật lực và phương pháp giáo dục của các cơ sở này còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặc biệt dành cho giáo dục tự kỷ.

Không thể tập trung cho công việc vì phải dành thời gian tìm phương án vẹn toàn cho con, nhiều lúc quẩn quá tôi đã tính nghỉ làm, ở nhà trồng rau, nuôi cá, có gì ăn nấy để chăm con, chỉ mong cháu khỏe mạnh, lớn lên bình thường. Tôi đã quá sợ ánh mắt của mọi người nhìn cháu trong quán ăn, quán cà phê mỗi khi cháu cười to, hoặc la to vì không ưng ý.

Trong lúc luẩn quẩn "như gà mắc tóc", tôi nhớ ra người bạn lấy chồng Hàn Quốc, cũng có đứa con đặc biệt đang điều trị và nhận được chính sách giáo dục ưu đãi. Tôi tìm hiểu và khá ưng cách họ dạy cho trẻ bằng phương pháp một giáo viên kèm một trẻ, với chính sách hỗ trợ học phí tùy theo mức độ tự kỷ của trẻ, được đánh giá bởi nhà chuyên môn theo quy định của chính phủ.

Lúc này, tôi đổi hướng đăng ký học tiến sĩ ở Hàn Quốc, với mục tiêu sau khi hoàn thành khóa học, xin được việc làm để có visa định cư, tìm cơ hội, môi trường học tập cho con trai.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc chọn 2/4 làm Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ với mục đích khuyến cáo các quốc gia tăng cường sự quan tâm đến hội chứng này. Việt Nam luôn nhấn mạnh mục tiêu bảo đảm công bằng trong quyền tiếp cận giáo dục để không ai bị bỏ lại phía sau. Đây là cơ sở để tôi hy vọng đất nước sẽ sớm có những trường công lập dành cho trẻ tự kỷ. Lúc đó, tôi sẽ đưa con trở về, để con được trưởng thành giữa vòng tay của những người yêu thương, trong cộng đồng mà cháu thuộc về và muốn gắn bó.

Còn bây giờ, gia đình tôi phải bắt đầu một hành trình mới, đầy khó khăn để con được đi học và để vợ chồng tôi vượt qua ám ảnh đau lòng về cuộc gọi vào mùa thu năm đó, từ trường mầm non mà tôi đã muốn gửi con vào.

Nguyễn Nam Cường

Tác Giả:Cúp C2
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái