Hôm 28/11,áosưYStanfordmắcungthưphổidùkhônghútthuốkết quả bóng đá ba lan hôm nay giáo sư Lin cho biết ông nhận chẩn đoán hồi tháng 5. Điều này gây kinh ngạc cho cả ông và người thân, bởi ông chưa từng hút thuốc.
Dù đã giảm trong vài thập kỷ qua, tỷ lệ mắc ung thư phổi ở người Mỹ gốc Á không hút thuốc vẫn tăng lên. Biết về xu hướng đáng lo ngại này, cách đây 6 năm, Lin thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục Sức khỏe Châu Á ở Stanford hy vọng sẽ tìm hiểu rõ hơn.
"Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ mắc, hoặc trở thành biểu tượng cho trung tâm nghiên cứu của chính mình vì căn bệnh", ông nói.
Lin chọn thời điểm kết thúc tháng 11 để chia sẻ về ung thư phổi. Tháng này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn là tháng nâng cao nhận thức về ung thư phổi trên toàn cầu. Đây là dịp để cộng đồng nâng cao nhận thức về căn bệnh này, cách phòng chống và tầm soát sớm.
Chẩn đoán nhanh chóng bất thường
Mùa xuân năm nay, Lin bị ho kéo dài, cổ họng căng tức trong khoảng 5 đến 6 tuần. Ban đầu, ông nghĩ mình bị dị ứng và đã thử dùng thuốc hít. Tuy nhiên, cơn ho vẫn dai dẳng. Ông phải nhắn tin cho đồng nghiệp là bác sĩ tai mũi họng và được yêu cầu chụp X-quang lồng ngực. Kết quả cho thấy một đám mờ ở phổi, có thể là nhiễm trùng hoặc ung thư. Khám cổ họng và dây thanh quản không phát hiện vấn đề, ông tiếp tục tiến hành chụp CT, soi phế quản và lấy mẫu sinh thiết mô phổi.
Chưa đến hai tuần đi khám, tức 8 tuần sau cơn ho, Lin nhận chẩn đoán ung thư và bắt đầu điều trị. Đa số bệnh nhân không được may mắn như Lin. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, bệnh nhân ung thư phổi thường phải đợi trung bình 138 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên mới được điều trị.