Sự thật phía sau vụ án giết cha mẹ chấn động Canada_tỷ số 2 trong 1

  发布时间:2025-01-10 12:06:21   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Sự thật phía sau vụ án giết cha mẹ chấn động Canada_tỷ số 2 trong 1。

Vụ án gây chấn động dư luận Canada cách đây gần 5 năm một lần nữa được lật lại như một lời cảnh báo các bậc phụ huynh “hổ dữ”. Bài viết của  Karen K. Ho – bạn học của các bị can – đăng trên tờ Toronto Lifekể về thảm kịch cuộc đời Jennifer Pan – từ cô “con gái vàng” của gia đình trở thành kẻ thuê người giết chính cha mẹ mình.

Dưới đây là bản lược dịch bài viết của Karen K. Ho

‘Đứa trẻ vàng’

{keywords}

Bà Bích Hà và ông Huei Hann Pan là những tấm gương điển hình cho câu chuyện lập nghiệp thành công của người nhập cư ở Canada. Ông Hann học tập và lớn lên ở Việt Nam. Ông sang Canada vào năm 1979. Bà Bích cũng là dân nhập cư. Họ cưới nhau ở Toronto,ựthậtphíasauvụángiếtchamẹchấnđộtỷ số 2 trong 1 rồi sinh sống ở Scarborough. Họ có 2 con, Jennifer sinh năm 1986 và Felix, sinh năm 1989. Hai vợ chồng họ làm việc trong một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô ở Aurora và sống một cuộc đời đạm bạc.

Mong mỏi lớn nhất của họ là Jennifer và Felix cũng làm việc chăm chỉ như bố mẹ để lập nghiệp trên đất Canada. Họ đăng ký cho Jennifer học piano từ năm 4 tuổi và cô con gái đã cho thấy những tiềm năng. Trước khi vào tiểu học, nhà cô đã chất đầy những giải thưởng. Bố mẹ cô lại cho cô học trượt băng nghệ thuật. Họ kỳ vọng con gái sẽ thi đấu ở những cuộc thi cấp quốc gia. Họ đặt mục tiêu Thế vận hội mùa đông 2010 ở Vancouver cho Jennifer cho tới khi cô bị đứt dây chằng đầu gối. Có những năm học tiểu học, Jennifer tập trượt băng và về nhà lúc 10 giờ đêm, làm bài tập về nhà cho tới nửa đêm. Khi áp lực ngày càng đè nặng, cô bắt đầu dùng dao cứa tay.

Năm tốt nghiệp lớp 8, Jennifer mong mình sẽ được xướng tên thủ khoa, sẽ thu về một loạt huy chương nhờ thành tích học tập xuất sắc. Nhưng cô chẳng nhận được gì cả. Danh hiệu thủ khoa không thuộc về Jennifer. Cô sững sờ. Cố gắng để làm gì nếu như không ai thừa nhận nỗ lực của mình? Và thay vì tỏ ra thất vọng, cô thể hiện cái mà cô gọi là “chiếc mặt nạ vui vẻ” với bất cứ ai hỏi về chuyện đó.

Nếu ai để ý sẽ thấy Jennifer có vẻ khó gần, nhưng tôi thì không bao giờ thấy điều đó. Tôi học kém cô ấy một lớp ở Trường cấp hai Công giáo Mary Ward, phía bắc Scarborough. Đó là một cộng đồng hoàn hảo cho một học sinh như Jennifer. Tham gia nhiều hoạt động của trường, hay cười, giọng nói cao vút, cô hòa nhập được với tất cả mọi người: nam sinh, nữ sinh, học sinh châu Á, học sinh da trắng, học sinh giỏi thể thao, những con mọt sách, những kẻ thích nghệ thuật. Ngoài giờ học ở trường, Jennifer còn tham gia bơi lội và luyện tập wushu.

Với chiều cao hơn 1,7m, Jennifer cao hơn hầu hết các nữ sinh châu Á ở trường, xinh đẹp nhưng vô cùng giản dị. Cô hiếm khi trang điểm, người nhỏ nhắn, đeo cặp kính tròn có dây, chẳng sành điệu mà cũng chẳng đắt tiền. Jennifer để tóc thẳng, không kiểu cách.

Jennifer và tôi đều chơi sáo, nhưng cô ấy ở trong ban nhạc cấp cao, còn tôi mới ở mức cơ bản. Khi trò chuyện, cô ấy có vẻ luôn tập trung vào khoảnh khắc. Sau đó, tôi phát hiện ra rằng phong thái tự tin và thân thiện của Jennifer chỉ là bề ngoài. Bên trong cô ấy là cảm giác thiếu tự tin, nghi ngờ bản thân và xấu hổ. Khi cô ấy không phải là người về nhất các cuộc thi trượt băng, cô ấy đã cố giấu sự thất vọng của mình, không cho bố mẹ biết, không muốn làm họ đã thất vọng lại thêm lo lắng. Bà Bích nhận ra có điều gì đó không ổn. Bà thường động viên con gái vào ban đêm khi ông Hann đã đi ngủ. Bà nói: “Con biết rằng tất cả những gì bố mẹ muốn ở con là chỉ cần cố gắng hết sức mình mà”.

Sự trượt dốc

Nếu như hồi tiểu học Jennifer luôn dẫn đầu thì đến giữa năm lớp 9, cô chỉ đạt khoảng 70% ở tất cả các môn, ngoại trừ môn nhạc là vẫn xuất sắc. Bằng cách dùng những bảng báo cáo kết quả học tập cũ, kéo, keo và máy photocopy, Jennifer đã làm giả những bản báo cáo kết quả học tập toàn điểm A. Vì các trường đại học không xét điểm lớp 9 và lớp 10 khi xét tuyển nên cô tự an ủi mình rằng chuyện này cũng chẳng ảnh hưởng gì.

Ông Hann là một “ông bố Hổ cổ điển” đúng nghĩa. Vợ chồng ông đón Jennifer ở trường về, theo dõi các hoạt động ngoại khóa và cấm cô tham gia các lớp học nhảy – cái mà ông Hann cho là chẳng được tích sự gì. Tiệc tùng bạn bè cũng bị giới hạn, chuyện yêu đương thì không được phép cho tới khi học xong đại học. Khi được phép qua đêm ở nhà một người bạn, bà Bích và ông Hann chỉ rời khỏi đó khi đêm đã xuống và đón cô vào sáng sớm hôm sau. Năm 22 tuổi, Jennifer chưa từng đi bar, chưa từng say rượu, chưa từng tới nhà bạn hoặc đi du lịch mà không có gia đình đi cùng.

Có lẽ, sự bao bọc thái quá của họ xuất phát từ tình yêu thương và sự lo lắng. Nhưng đối với Jennifer và bạn bè cô, đó là sự bạo ngược và áp đặt. “Họ hoàn toàn kiểm soát” – một người bạn cũ của Jennifer nói. “Họ đối xử với cô ấy như rác rưởi suốt một thời gian dài”.

Khi tôi càng biết nhiều về cách nuôi dạy hà khắc của bố mẹ Jennifer, tôi càng cảm thông với cô hơn, vì tôi cũng lớn lên trong một gia đình nhập cư tới từ châu Á. Bố mẹ tôi tới từ Hồng Kông với hai bàn tay trắng và bố tôi cũng đòi hỏi nhiều ở tôi. Bố muốn tôi đứng đầu lớp, đặc biệt là môn toán và khoa học. Tôi luôn phải vâng lời và gương mẫu. Ông muốn tôi giống như một chiếc cúp mà ông có thể mang đi khoe. Những cái ôm là thứ xa xỉ trong gia đình tôi. Tiệc sinh nhật và quà Noel đã chấm dứt từ năm tôi 9 tuổi. Tôi học giỏi toán và trượt băng, nhưng bố chẳng bao giờ khen tôi ngay cả khi tôi rất xuất sắc – giống như ông bà tôi đã làm với bố mẹ tôi. Theo văn hóa của chúng tôi thì khen ngợi sẽ làm hư con cái và khiến chúng chẳng còn những tham vọng.

Dối trá chồng chất

Jennifer gặp Daniel Wong năm lớp 11. Cậu ta lớn hơn Jen một tuổi, ngốc nghếch và thích giao du. Daniel thường xuyên tới nhà tôi chơi. Cậu chơi kèn cho ban nhạc của trường và cho một ban nhạc diễu hành bên ngoài. Mùa hè năm đó, họ bắt đầu hẹn hò.

{keywords}
Bố mẹ Jennifer Pan (trái) và ngôi nhà của họ ở số 238 Helen Avenue

Trong khi bố mẹ Jennifer vẫn ngỡ rằng con gái là một học sinh toàn điểm A thì thực tế, Jennifer hầu như nhận toàn điểm B – một thứ không thể chấp nhận ở gia đình cô. Vì thế, Jennifer tiếp tục làm giả kết quả học tập suốt những năm học phổ thông. Cô nhận được thư trúng tuyển sớm của ĐH Ryerson, nhưng sau đó lại trượt môn tính toán vào năm cuối và không thể tốt nghiệp phổ thông. ĐH Ryerson thu hồi lại quyết định của mình. Sợ bố mẹ phát hiện ra sự thật, cô nói dối rằng sẽ nhập học Ryerson vào mùa thu. Cô nói, dự định sẽ học khoa học 2 năm ở đây, sau đó chuyển sang ngành Dược ĐH Toronto – chuyên ngành mà bố cô thích. Ông Hann rất mừng nên mua cho con gái một chiếc máy tính xách tay. Jennifer sưu tầm sách giáo khoa vật lý và sinh học cũ, mua đồ dùng học tập để che mắt bố mẹ.

Trong khi ông bà Hann tưởng con gái tới trường đại học thì thực ra cô tới các thư viện công. Ở đây, cô tìm kiếm thông tin trên mạng để điền chú thích chi chít vào những cuốn sách giáo khoa. Thời gian rảnh rỗi, Jennifer đi uống cà phê và thăm Daniel ở ĐH York – nơi cậu ta được nhận. Thỉnh thoảng, cô đi dạy piano, làm nhân viên pha chế ở một nhà hàng pizza mà Daniel làm quản lý bếp. Ở nhà, ông Hann thường hỏi con gái chuyện học hành, nhưng bà Bích bảo ông không nên can thiệp. “Hãy để con bé được là chính mình” – bà thường nói vậy.

Để câu chuyện logic, Jennifer nói dối cả bạn bè. Cô thậm chí còn khuếch đại cách can thiệp của bố cô. Jen kể với một người bạn rằng bố cô thuê cả một thám tử tư để theo dõi mình.

4 năm sau, theo lý thuyết là Jen tốt nghiệp ĐH Toronto. Cô và bạn trai Daniel thuê người làm một bảng điểm giả toàn điểm A. Tới lễ tốt nghiệp, Jen bảo với bố mẹ rằng vì lớp quá đông nên mỗi sinh viên chỉ có một vé mời người thân. Vì không muốn chỉ có bố hoặc mẹ nên cô đã nhường vé cho bạn.

Jen đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều để đối phó với những lời nói dối. “Tôi thử nhìn bản thân với tư cách là một người thứ ba. Tôi không thích con người mà tôi nhìn thấy, nhưng lý trí bắt tôi phải tiếp tục nói dối. Nếu không tôi sẽ mất tất cả mọi thứ đã từng rất có ý nghĩa với mình”.

Sự thật

Sau khi giả vờ tốt nghiệp, Jen nói với bố mẹ rằng cô sẽ làm tình nguyện ở khoa xét nghiệm máu, Bệnh viện SickKids. Công việc này khiến cô phải trực đêm vào các ngày thứ Sáu và cuối tuần, nên cô phải ngủ ở chỗ bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, ông Hann phát hiện ra một điều lạ là Jen không hề có đồng phục và chìa khóa của Bệnh viện SickKids. Ngày hôm sau, ông nhất quyết đưa con gái tới bệnh viện, rồi hướng dẫn vợ theo chân con gái vào trong. Biết bị mẹ theo dõi, Jen trốn vào khu vực đợi vài tiếng cho đến khi bố mẹ cô rời khỏi đó. Nhưng sáng hôm sau, họ gọi cho bạn cô hỏi xem đêm qua cô có ở đó không và phát hiện ra sự thật. Jen thừa nhận mình không hề làm tình nguyện ở đây và cũng chưa từng học ngành Dược ĐH Toronto, mà cô ở cùng Daniel.

ÁP LỰC CỦA TRẺ THƠ

'30 năm đào tạo học sinh giỏi, tôi cho mình điểm 0 nghề giáo'

相关文章

最新评论