Thời gian vừa qua,ĐạigiarệurãvìsangSingaporechữabệwolfsburg vs Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân VIP chuyển từ bệnh viện Singapore về điều trị do điều trị bên nước ngoài cũng không có kết quả. Chỉ cần bệnh nặng là ra nước ngoài Tiến sĩ Hoàng Bùi Hải - trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết rất nhiều bệnh nhân là đại gia có tiền sang điều trị bệnh tại Singapore nhưng không có kết quả khả quan, họ lại về nước để điều trị. Phần lớn đó là những đại gia, bệnh nặng và có xu hướng sính ngoại vì mong muốn hưởng dịch vụ tốt. Trường hợp của ông Nguyễn Văn K. trú tại Cầu Giấy, Hà Nội là điển hình. Ông K. không may bị mắc ung thư phổi. Các bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi gian đoạn muộn không thể can thiệp được. Lúc đó, con cái của ông K. không tin vào chẩn đoán của Việt Nam nên đã kiên quyết cho bố sang Singapore để điều trị. Khi sang đến nước ngoài, họ cảm nhận các dịch vụ của bệnh viện Singapore khá tốt. Tuy nhiên, với bệnh ung thư phổi gian đoạn muộn thì cũng không làm gì hơn ngoài truyền hóa chất. Một thời gian điều trị bằng hóa chất liều cao ở nước ngoài, ông K. không đáp ứng được phác đồ điều trị của bệnh viện họ. Tốn hơn tỷ đồng nhưng bệnh không thuyên giảm. Thời gian về nước, quá đau đớn nên người thân của ông lại đưa vào bệnh viện Đại học Y Hà Nội để điều trị giảm đau cho bệnh nhân. Một bệnh nhân đã ra nước ngoài điều trị rồi quay về nước điều trị lại. Hay như trường hợp của bệnh nhân Võ Bá H. trú tại Hoàn Kiếm, Hà Nội. Gia đình anh H. có điều kiện. Khi biết anh bị u não dù các bác sĩ ở Việt Nam có thể điều trị được nhưng anh H. và gia đình không tin tưởng và vẫn quyết định ra nước ngoài chữa bệnh. Anh được các bác sĩ ở Singapore mổ khối u. Mổ lần một được vài tháng, khối u tái phát lại mổ lần hai rồi lần ba… Tất cả các phẫu thuật đều phải nộp chi phí chứ không được giảm như điều trị ở Việt Nam. Bệnh không thuyên chuyển nhiều mà tiền ra đi như bị nước lũ cuốn. Gia đình anh H. chán nản lại đưa người thân về nước điều trị. Trường hợp của chị Nguyễn Thị Th. trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội cũng tương tự. Chị Th. mang thai bị nhau cài răng lược. Các bác sĩ ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết khi mổ sinh có khả năng bác sĩ cắt bỏ tử cung. Gia đình chị Th. không muốn thế nên sang Singapore mổ đẻ. Kết quả mất hơn tỷ đồng nhưng chị Th. vẫn bị cắt tử cung và còn biến chứng niệu đạo. Lúc này, chị Th. liên hệ lại với bệnh viện bên đó để xử lý biến chứng thì họ còn báo giá đắt hơn cả mổ lấy thai ban đầu. Chị Th. buồn chán nên đến bệnh viện Phụ sản Trung ương khám lại. Các bác sĩ tại đây giới thiệu chị sang bệnh viện Việt Đức mổ biến chứng. Ca mổ thành công mỹ mãn mà chi phí chỉ vài triệu đồng so với tiền tỷ ở nước ngoài. Khi bệnh nhân “quay đầu về núi” Tiến sĩ Hoàng Bùi Hải tâm sự, có rất nhiều bệnh nhân gia đình có điều kiện, khi bác sĩ Việt Nam e dè tiên lượng không tốt là họ sẵn sàng ra nước ngoài điều trị. Trong khi đó, chuyên môn của bác sĩ Việt chẳng thua kém gì các bác sĩ nước ngoài. Họ ra nước ngoài chỉ để hưởng dịch vụ bên ngoài nhưng chi phí rất lớn. Có những bệnh nhân khánh kiệt vì điều trị ung thư ở nước ngoài rồi khi không còn tiền họ quay về bệnh viện Việt điều trị giảm đau trước khi qua đời. Hầu hết những bệnh nhân khi quay về nước đều than thở, biết thế họ không ra nước ngoài. Bác sĩ Hải cho biết nếu như các bệnh nhân điều trị ở Việt Nam tại các bệnh viện luôn có “chế độ bảo hành”. Nếu mổ có biến chứng hay như thế nào thường bệnh nhân sẽ không phải trả chi phí hoặc chi trả rất ít. Còn ở nước ngoài, cứ lên bàn mổ là họ tính chi phí mới. Đối với bệnh nhân bị ung thư, bác sĩ Hải cho biết nếu phát hiện ở giai đoạn đầu, nước ngoài điều trị được thì Việt Nam cũng điều trị được. Nhưng một số bệnh nhân bị ung thư phát hiện quá muộn nên không thể trị được họ lại chạy ra nước ngoài chữa. Trong khi đó, theo dõi các bệnh nhân từng bỏ ra nước ngoài chữa bệnh, bác sĩ Hải chưa thấy trường hợp nào bị ung thư mà lại chữa thành công mĩ mãn ở nước ngoài cả. Tất cả bệnh nhân đó đều tử vong dù cố gắng chạy chữa.