Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) được hình thành từ sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ số,ọcsinhsẽđượctiếpcậnvớiphươngpháphọcTinhọcmớsố liệu thống kê về everton gặp arsenal vì vậy CNTT là mắt xích có vai trò rất quan trọng giúp người lao động hội nhập vào lực lượng lao động sản xuất tiên tiến và có sức cạnh tranh toàn cầu. Kỹ năng CNTT và khoa học máy tính cần được xem là kỹ năng cơ bản của mọi học sinh ngày từ những cấp học đầu tiên. Điều đó làm nảy sinh một yêu cầu tất yếu của việc đổi mới đổi mới giáo dục Tin học trong nhà trường – môn học hiện nay được đánh giá là vẫn còn nhiều nội dung chậm cập nhật và thiếu tính ứng dụng.
Nhìn vào chương trình giáo dục Tin học trên thế giới, ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn các chương trình mang tính ứng dụng và phổ cập toàn cầu, không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng số mà còn giúp các em rèn luyện tư duy. Những chương trình ứng dụng kỹ thuật điện toán đám mây cho phép người dùng có thể lưu trữ, chia sẻ thông tin, kết nối và làm việc nhóm trực tuyến không phụ thuộc rào cản địa lý. Đồng thời, các kỹ năng công dân số như an toàn sử dụng Internet, bảo mật thông tin là những nội dung bắt buộc được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Ở cấp học trung học, học sinh còn làm quen với các ngôn ngữ lập trình đơn giản và phù hợp với độ tuổi, để rèn luyện khả năng phân tích, tư duy logic, giải quyết vấn đề, sáng tạo… Đây đều là những kỹ năng cần thiết để các em trở thành các công dân chủ động và tham gia tích cực vào lực lượng lao động có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
Tại Việt Nam, nội dung chương trình sách giáo khoa Tin học vẫn còn xoay quanh hệ điều hành WinXP, bộ Office 2013 hay ngôn ngữ Pascal vốn đã không còn được ứng dụng để lập trình trong hiện tại. Từ năm 2016, Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với Microsoft Việt Nam và Trung tâm CNTT - Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) triển khai thí điểm những nội dung CNTT cập nhật theo kịp với xu hướng hội nhập quốc tế tại một số các tỉnh thành trong chương trình học tập ngoại khóa. Song song với việc đổi mới nội dung, các đợt tập huấn nhằm nâng cao kiến thức và phương pháp tổ chức lớp học cho giáo viên Tin học tại các địa bàn khó khăn đã được triển khai. 472 giáo viên đến từ 6 tỉnh, thành phố trên cả nước được tập huấn đã trực tiếp giảng dạy các nội dung đổi mới giáo dục Tin học cho hơn 42.000 học sinh.