Trao đổi về định hướng chiến lược phát triển hạ tầng CNTT trong cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam,áchmạngcôngnghiệpvànguycơlộlọtthôngtinmạsoi kèo crystal palace vs fulham tại hội thảo “Hạ tầng viễn thông băng rộng trong cách mạng công nghiệp lần thứ 4” do Bộ TT&TT tổ chức mới đây, đại diện Viện Chiến lược TT&TT nhấn mạnh: trong cuộc cách mạng 4.0, thực tế cần bảo đảm hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng, giá rẻ và mọi người dân đều có thiết bị truy nhập mạng. Các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam cần triển khai nhanh chóng mạng thông tin di động 4G - LTE trên diện rộng. Đây là điều kiện tiên quyết vì cơ sở hạ tầng băng thông rộng là nền tảng cho nển kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Về thiết bị truy cập của người dân, Việt Nam hiện đã có 50% số dân truy nhập Internet. Các doanh nghiệp điện tử, CNTT của Việt Nam như VNPT Technolgy, Viettel... cần tập trung đầu tư và sản xuất smartphone với giá thấp, là cơ hội để Việt Nam xoá bỏ khoảng cách số với các nước phát triển. Cần tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp viễn thông, tạo động lực để cạnh tranh hơn nữa, tiếp tục giảm giá cước dịch vụ viễn thông để nâng cao khả năng truy cập của người dân. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có một hệ thống trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây để triển khai nhanh và toàn diện mô hình thuê dịch vụ CNTT, các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp không cần thiết phải xây dựng hệ thống CNTT riêng biệt, dần giải quyết bài toán kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu. Cũng theo đại diện Viện Chiến lược TT&TT, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, IoT (Internet kết nối vạn vật) không chỉ là công nghệ cảm biến, mà là một hệ thống các thiết bị được kết nối với nhau để hỗ trợ những chiếc xe tự lái, smartphone trở thành trợ lý cá nhân, hỗ trợ đa dạng các ứng dụng trong nhà…; trí tuệ nhân tạo sẽ được liên kết các hệ thống với nhau, cung cấp các dịch vụ IoT xuyên biên giới. |