- Lời tòa soạn: Ngày nay,ỹAinóikhôngvớitrườnghọkèo nhà cái w88 cái sự học, nói rõ hơn, là “đến trường” của nhiều trẻ em Việt có nghĩa là 7 ngày/tuần, gồm cả học “ngoài luồng” (học “thêm” - thực chất là học bán hợp pháp). Điều này, ít nhất, là các xe ôm “bao cấp” của trẻ - những bậc phụ huynh - cũng chẳng có ngày nghỉ.
Lại nghe, ở bên Mỹ ,ngày càng có nhiều phụ huynh, ở các mức độ, không cần đến divu của trường học. Vậy nhìn chung, tính không áp đặt về giáo dục chính ngạch ở Mỹ thể hiện đến mức nào?
Theo Washington profile, điều tra xã hội cho biết có tới 54% phụ huynhMỹ cho rằng am hiểu thực tiễn và kỹ năng thực hành quan trọng hơn kiếnthức do nhà trường dạy.
Các môn không bắt buộc trong trường
Sự bất cần trường có thể thể hiện cục bộ.
Ở bậc chuyển tiếp giữa tiểu và trung học (middle schools hoặc junior high school), khác với bậc tiểu học, ở cấp học này mỗi môn do một thày/cô giáo dạy. Các môn bắt buộc thường là toán, vật lý, tiếng Anh, lịch sử thế giới, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội.
Với các môn còn lại, học sinh có quyền tự chọn. Tập hợp của những lựa chọn như thế là rất đa dạng về chất lượng và số lượng, và còn phụ thuộc vào tình hình tài chính của trường, và vào thiên hướng của học sinh. Các môn tự chọn (electives) thường rơi vào ngoại ngữ, mỹ thuật (art), và công nghệ. Cụ thể
Ngoại ngữ (thường là Tây Ban Nha, Pháp, Đức … hiếm hơn là tiếng Nhật, Trung, Hy Lạp, tiếng latinh).
Nghệ thuật tạo hình (hội hoạ, điêu khắc, nhiếp ảnh, quay phim).
Nghệ thuật biểu diến (kịch, ca, hoà nhạc, múa)
Kỹ thuật máy tính (sử dụng máy tính, lập trình, thiết kế đồ hoạ).
Công tác xuất bản (báo chí, kỷ yếu)
Kỹ nghệ (chế biến gỗ, gia công kim loại, sửa xe hơi, người máy học).
Các môn bổ trợ (thống kê, tin học, môi trường).
Vậy là có những trường hợp học sinh hoàn toàn không lên lớp một môn học nào đó.
Kiến thức … nhà trồng được?
Khoảng 5% phụ huynh, theo nhiều nguyên cớ, quyết định đào tạo con mình tại nhà. Một số tín đồ của các giáo phái bảo thủ không muốn con mình đến trường để khỏi “bị” dạy bảo về những luận thuyết về chính trị hoặc tôn giáo mà họ không nhất trí, chẳng hạn như thuyết tiến hoá; hoặc muốn tránh sự áp đặt của nhà cầm quyền … Cũng có những phụ huynh muốn thử nghiệm một tiếp cận phi tiêu chuẩn về giáo dục,.
Những người khác cho rằng con cái họ, hoặc do bệnh lý không thể học lớp đông người, hoặc ngược lại, con mình quá thiên tài (!) nên trường phổ thông chưa thể dạy nổi. Cũng có gia đình chê thày cô, hoặc ngại tốn kém. Một số bậc cha mẹ không muốn con mình bị bắt nạt, hoặc ngại tệ nạn nghiện thuốc phiện và tình trạng phạm tội vị thành niên, hiện vẫn tồn tại ở không ít trường.
Ở một số nơi có những phụ huynh tụ họp thành nhóm, người này dạy môn toán, người khác dạy môn văn … cho học sinh là con cái mình. Họ cũng tìm cách bổ sung cho giờ học của mình bằng các chương trình đào tạo từ xa, hoặc cho con cái lên nghe một số giờ tại các trường sở tại.
Bị bắt nạt là nguyên do khiến nhiều trẻ không muốn đến trường