Chỉ cách đây 4 tháng,ếtnàytôikhôngdámvềquênha cai keo trong đầu tôi còn bao dự định. Tôi định Tết này sẽ về quê sớm, sắm sửa đủ thứ cho vui cửa vui nhà. Rất nhiều năm rồi từ khi chuyển việc, tôi chưa có thời gian dành cho gia đình.
Những chuyến công tác triền miên khiến tôi chẳng còn thời gian để về với cha mẹ. Có về cũng chỉ tranh thủ ngày cuối tuần chớp nhoáng, sáng về chiều đi.
Tết về bao nỗi lo toan |
Thế nhưng, tình hình bắt đầu thay đổi khi Hà Nội bùng dịch. Mỗi ngày, số ca nhiễm lại càng tăng lên. Công việc vẫn bộn bề, mọi người vẫn phải đi làm như bình thường nhưng tâm lý ai cũng sợ. Nhiều người lo lắng mất Tết. Đó không chỉ là chuyện sợ nhiễm bệnh không thể về quê mà còn là câu chuyện tiền bạc, thời gian.
Tháng trước, mẹ tôi ra thăm cháu. Khi về quê, bà phải cách ly ở nhà 7 ngày để đảm bảo an toàn. Biết trước tình hình như vậy nên tôi bảo mẹ ở lại chơi thêm 3 tuần rồi hãy về chuẩn bị Tết.
Lúc đó, dù hứa với mẹ sẽ về quê đón Tết sớm nhưng trong lòng tôi ngổn ngang suy nghĩ. Tôi bắt đầu băn khoăn chuyện có nên về ăn Tết không hay cả nhà ở lại Hà Nội?
Bố mẹ đã có tuổi, ai cũng mong được về với ông bà. Thế nhưng, công việc cuối năm bộn bề, việc của tôi lại khó nghỉ sớm. Những ngày cuối năm, chồng tôi mới tranh thủ kiếm thêm được chút ít. Bỏ về quê anh sẽ mất đi một khoản thu nhập kha khá, cũng xót ruột. Năm nào, hai vợ chồng cũng chỉ về trước giao thừa được 1 ngày thậm chí sáng 30 mới bắt đầu về quê.
Năm nay, việc phải cách ly là chuyện không thể tính toán. Làm đến ngày cận Tết, về nhà cách ly 7 ngày, vậy là hết Tết. Tuy nói là về chơi với bố mẹ là chính nhưng chỉ ở trong nhà, không bước chân ra khỏi ngõ sẽ khiến cái Tết trở nên vô vị. Hàng xóm láng giềng cũng có thể vì có chúng tôi mà không dám sang chơi. Ông bà cũng bị "vạ lây". Trẻ con về quê bắt ở trong nhà nhiều ngày sẽ bị cuồng chân.
Tết ở Hà Nội tuy có thể hơi buồn vì không được sum vầy cả đại gia đình nhưng cũng là một trải nghiệm. Tôi bàn với chồng năm nay ở lại ăn Tết. Con cái còn nhỏ, muốn ra ngoài chơi còn có thể đưa con đi ngắm phố phường. Năm cũ qua đi, người ta nô nức về quê, đường phố thênh thang, cũng không lo chen lấn. Chồng tôi ban đầu không hài lòng nhưng sau khi nghĩ kĩ lại, anh cũng đã đồng ý.
Tôi gửi chút quà về quê biếu bố mẹ hai bên, không quên nói khéo với ông bà để ông bà khỏi chạnh lòng.
Nói gì thì nói, vợ chồng trẻ mới mua nhà chung cư, vay mượn ngân hàng trả lãi hàng tháng vô cùng khó khăn. Dịch bệnh, ai nấy đều thiếu thốn. Tiền thưởng Tết năm nay của vợ chồng tôi đều giảm, cũng không có khoản thu nhập thêm nào. Mấy tháng nay từ khi dịch bùng, tôi làm việc ở nhà nên lương cũng bị giảm. Vậy nên việc chi tiêu Tết thực sự phải tằn tiện từng đồng.
Không về quê cũng là bớt được một khoản đi lại taxi tốn kém. Đường về nhà xa xôi, cả gia đình thuê xe hai chiều cũng phải hơn 2 triệu đồng. Đã vậy về lại không được ngắm đường ngắm ngõ, không được đi chơi thì Tết còn ý nghĩa gì? Tôi dành số tiền đó để lo quà cáp biếu đôi bên cũng đỡ được một khoản.
Mẹ vừa lên chơi mấy tuần, các cháu cũng đã được gần bà một thời gian, đó cũng là sự bù đắp. Bỏ ra mấy triệu để về… cách ly thì cũng có chút tiếc.
Tính đi cũng phải tính lại, vợ chồng tôi quyết định chọn ăn Tết một năm ở Hà Nội để biết “Tết thủ đô”. Sau này đỡ dịch, ta lại về…
Độc giả Châu Anh
Dịp Tết, nhiều người chọn cách thuê khách sạn sang chảnh cho vật nuôi lưu trú. Ở đây, thú cưng không chỉ được chăm sóc sức khỏe mà còn được đi spa, chụp ảnh Tết, thậm chí có cả nhân viên riêng…