Huyền Chip: 'Không hạnh phúc ở Stanford là một cái tội'_lịch bồ đào nha đá
Ba năm trước,ềnChipKhônghạnhphúcởStanfordlàmộtcáitộlịch bồ đào nha đá sau khi “gây ra” một cuộc tranh luận dữ dội trên mạng xã hội về hai cuốn sách của mình, Nguyễn Thị Khánh Huyền – Huyền Chip, lắng lặng “xách ba lô” lên và đi du học tận… ĐH Stanford với một suất học bổng toàn phần.
Lần đầu tiên, nhân vật gây tranh cãi này chia sẻ về sự lựa chọn của mình, về cuộc sống khi là sinh viên của một trường đại học hàng đầu nước Mỹ, và về những dự định “lạ” của cô.
Ở Monterrey |
Tôi chịu áp lực vì xung quanh có quá nhiều người giỏi
Chào Huyền, cuộc sống của em hiện nay thế nào?
- Hiện tại em đang vô cùng bận rộn. Em học số tín chỉ tối đa sinh viên được phép học và giờ đang là thời gian thi cuối quý. Em làm trợ giảng cho một lớp lập trình và phải chuẩn bị giáo trình cho lớp mình dạy vào quý tới. Cuốn sách tiếp theo của em sẽ ra mắt trong thời gian tới.
Nhưng những lúc không gật gà gật gù thèm ngủ thì em thấy mình quá may mắn. Em sống ở một thành phố xinh đẹp với thời tiết được coi là tuyệt vời nhất nước Mỹ. Em học và làm ngành mình yêu thích.
Em có những người bạn thân thiết, thông minh, tốt bụng, và luôn sẵn lòng làm những điều điên khùng với em. Em có đủ điều kiện để dịp nghỉ lễ lại có thể đi chơi xa hay về thăm nhà...
Là sinh viên trường top… đơn giản vậy sao?
- Em chịu áp lực chứ. Đó là sự mệt mỏi, thực sự rất mệt mỏi. Bởi vì những người xung quanh em quá giỏi, em có cảm giác như cho dù mình có cố gắng đến đâu cũng thể nào làm được như họ.
Áp lực này ảnh hưởng đến đời sống tinh thần trong trường rất nhiều. Điều này càng tệ hơn khi Stanford ở California và có văn hoá "hạnh phúc".
Tức là ở đây, mọi người mặc định là ai cũng phải tỏ ra mình vui vẻ hạnh phúc, cho dù bên trong lòng có mệt mỏi chán chường đến đâu. Cái này được gọi là "hội chứng con vịt". Con vịt khi bơi trên mặt hồ nhìn rất ung dung thong thả, nhưng nhìn bên dưới mới biết chú ta đang đạp chân điên cuồng giữ cho mình nổi.
Sinh viên Stanford cũng thế. Nhìn bên ngoài, ai cũng rạng ngời với nụ cười tươi rói. Nhưng đằng sau những khuôn mặt rạng ngời đó là những đêm mất ngủ, những ngày bỏ ăn, những cuối tuần khóa mình trong phòng khóc dấm dứt.
Phòng chăm sóc sức khỏe tâm lý của trường luôn quá tải. Làm sao mà ai đó có thể buồn khi ở trong một môi trường hoàn hảo như thế này chứ? Thời tiết nắng ấm. Phong cảnh xinh đẹp. Ba năm liền, trường đứng đầu danh sách những ngôi trường mơ ước cho cả phụ huynh và học sinh nước Mỹ...
Đi chèo thuyền với bạn bè |
Em đang làm trợ giảng, và mới tuần trước, một sinh viên của em tu lên khóc trước mặt em. Điểm của cậu không được như mong đợi, và cậu bé cảm thấy bản thân là một sự thất bại. Một người từ hồi cấp 3 đã phóng tên lửa lên quỹ đạo trái đất tin rằng bản thân là một sự thất bại! Stanford có hiệu ứng như thế đấy.
“Không hạnh phúc ở Stanford là một cái tội. Tôi là một kẻ tội đồ" – em đã nghĩ và viết như vậy đó.
Cách học tốt nhất là dạy
Tại sao Huyền lại lựa chọn nghiên cứu Trí tuệ Nhân tạo?
- Em đến với Trí tuệ nhân tạo một cách khá tự nhiên. Khi mới sang Stanford, em đã định sẽ học một ngành xã hội nào đó. Nhưng vì ở Silicon Valley, em nghĩ mình nên thử học lớp một khoa học máy tính.
Giáo sư dạy lớp này là một thầy giáo vô cùng tuyệt vời. Ông truyền cho em đam mê bộ môn này nên em học tiếp một lớp khoa học máy tính khác, rồi em nộp đơn và được nhận làm trợ giảng, nên em lại càng thích. Em học thử nhiều lớp khác nhau trong ngành này thì thấy mình hợp với Trí tuệ nhân tạo nhất.
Ngành này còn rất mới với rất nhiều câu hỏi hóc búa. Có quá nhiều vấn đề trên thế giới mà chúng ta có thể giải quyết bằng các kỹ thuật trong ngành trí tuệ nhân tạo.
Em tin rằng trí tuệ nhân tạo đang thay đổi thế giới như vũ bão, và em muốn trở thành một phần của bước tiến lịch sử đó.
Tháng 1/2017, Huyền bắt đầu dạy khoá "Tensorflow for Deep Learning Research" ở Stanford. Đây có phải là thử thách mà Huyền đặt ra cho mình?
- Vâng. Em nghĩ đây là thử thách lớn nhất của em từ trước đến giờ.
Em thực sự rất lo lắng về việc dạy lớp này. 1/5 những người nộp đơn để học khoá này đang học tiến sĩ ở Stanford, và 1/4 đang học thạc sĩ. Em không có nghi ngờ gì về việc họ giỏi hơn em rất nhiều.
Em sợ bài giảng của mình sẽ không mang lại giá trị gì cho họ. Giáo sư đứng ra bảo trợ cho em dạy khoá này là một giáo sư tên tuổi trong ngành. Em sợ mình làm không tốt và sẽ làm thầy thất vọng.
Nhưng em cũng nghĩ đây là một cơ hội tốt để em rèn luyện các kỹ năng của mình. Bên này người ta nói: Cách học tốt nhất là dạy.
Chụp với nhóm làm nghiên cứu Huyền làm việc cùng khi ở trường ĐH Edinburgh, Scotland |
Em học bắt đầu từ cách chọn nên suy nghĩ về cái gì
Một cô sinh viên chưa tốt nghiệp đại học đã có “chân” trợ giảng. Đây là điều khó thấy trong môi trường giáo dục đại học Việt Nam. Huyền muốn nói gì về cơ hội này và giáo dục ở Mỹ nói chung, ở Stanford nói riêng?
- Bên này, em được gọi "student instructor", đại loại là người hướng dẫn lớp học nhưng là sinh viên.
Em nghĩ rằng đây là một khía cạnh cực kỳ tuyệt vời của nền giáo dục Mỹ. Họ không những cho phép sinh viên sự tự do trong việc học những cái mình yêu thích, mà họ còn cho phép sinh viên sự tự do trong việc dạy những cái mình muốn.
Stanford có chương trình "Student Initiate Course" - khoá học do sinh viên khởi xướng. Nếu sinh viên nhận ra rằng có môn gì đó nên được dạy mà chưa được dạy, sinh viên có thể nộp đơn để khởi xướng lớp đó. Quy trình để khởi xướng một lớp thực sự khá vất vả. Em đau đầu với nó gần ba tháng trời.
Điều khó nhất là phải tìm một giáo sư hiểu về bộ môn mình muốn dạy, và thuyết phục giáo sư đó đưa tên mình ra đảm bảo chất lượng cho khoá học.
Sau đó, mình phải thuyết phục một hội đồng gồm các giáo sư chịu trách nhiệm về nội dung giảng dạy của khoa rằng môn mình muốn dạy là môn sẽ mang lại giá trị cho người học, giáo trình hợp lý, và khoá học không trùng lặp với các môn khác đang được dạy trong trường.
Và tại sao Huyền chọn học tiếp thạc sĩ ngay? Em có được học bổng không? Nếu có, thì là câu hỏi mọi người vẫn luôn quan tâm: Học bổng của em trị giá bao nhiêu tiền?
- Em học ngành trí tuệ nhân tạo, cụ thể hơn là natural language processing--xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Em muốn giúp máy tính có thể hiểu ngôn ngữ như con người vậy.
Nếu máy tính có thể hiểu ngôn ngữ con người, nó có thể giúp xoá bỏ rào cản ngôn ngữ để chúng ta có thể tiếp cận kiến thức viết bằng bất kỳ ngôn ngữ nào.
Chụp ảnh với bạn tại một buổi trình bày dự án cuối quý. Dự án của tụi em hơi kỳ cục. Câu hỏi tụi em đặt ra là: "Khi người nhìn mặt một ai đó, người có thể biết được ngay người đó có hấp dẫn hay không. Liệu máy tính có thể nhận biết độ hấp dẫn của ai đó như vậy?". Thế là tụi em xây dựng một hệ thống để làm điều đó. Độ chính xác khá kinh ngạc. Giáo sư của tụi em (Andrew Ng), cứ cười tủm tỉm khi thầy đọc báo cáo. |
Để làm nghiên cứu trong ngành này, mình cần có bằng tiến sĩ. Về lý mà nói, em có thể nộp đơn ngay khi sau tốt nghiệp đại học, nhưng vì em chưa có công trình gì đặc sắc nên khả năng em được nhận vào một chương trình tiến sĩ hàng đầu sẽ rất thấp. Vì vậy, em muốn học thạc sĩ rồi nộp đơn làm tiến sĩ.
Hơn nữa, em đang học khá nhiều lớp một lúc, nên em có thể hoàn thành chương trình đại học + thạc sĩ trong vòng 4 năm. Stanford có chương trình co-term cho phép sinh viên học đại học và thạc sĩ cùng lúc cực kỳ đơn giản. Nhưng quá trình nộp đơn cho sinh viên đang học đại học trong trường đơn giản hơn nhiều so với quá trình nộp đơn cho sinh viên ngoài trường.
Khi em được nhận vào Stanford, trường cam kết hỗ trợ tài chính cho bốn năm. Nếu em hoàn thành chương trình thạc sĩ trong vòng bốn năm đấy thì coi như em được học thạc sĩ miễn phí.
Stanford là một trường rất hào phóng. Thường thì một khi sinh viên đã được nhận vào trường thì sẽ không phải lo lắng về mặt tài chính.
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Những “sàng khôn” Huyền có được trong thời gia 3 năm “xa mẹ” vừa qua là gì? Nó có gì khác biệt so với những “sàng khôn” em có được trong thời gian đi chơi?
- Khác nhiều chứ ạ. Khi đi, em học cách sống tự lập: làm sao để có thể sống sót trong một môi trường hoàn toàn mới. Ở Stanford, em học cách suy nghĩ độc lập: làm sao để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất mà không bị chi phối bởi những yếu tố như trào lưu xã hội hay sức ép của bạn bè đồng trang lứa.
Nền giáo dục bên này đề cao "Critical thinking"--tư duy phản biện. Sinh viên không chỉ học kiến thức, mà còn phải học cách suy nghĩ, bắt đầu từ cách chọn nên suy nghĩ về cái gì.
Hồi mới bắt đầu vào học, em cũng sợ sẽ bị cuồng chân chóng chán. Nhưng khi bắt đầu học, em cũng ngạc nhiên nhận ra rằng mình thực sự rất thích học. Ở Stanford, có quá nhiều cái để học nên em không bao giờ thấy mình bị chán cả.
Xin cảm ơn Huyền.