In sẵn giấy… âm tính
Ngày 7/3,ácnhậnhoànthànhcáchlymỗinơimỗikiểreal kashmir vs chị P.H, phụ huynh của em P.T (12 tuổi) đến trạm y tế phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức để lấy giấy hoàn thành cách ly cho con. Đây là yêu cầu bắt buộc để các em học sinh nhiễm Covid-19 trước đó được đi học trở lại.
Rất nhanh chóng, chị H. được nhân viên trạm y tế đưa cho một tờ giấy xác nhận hoàn thành cách ly với đầy đủ thông tin được in sẵn trước đó. Nội dung viết, ngày dương tính của em P.T là 27/2, ngày âm tính là 5/3, được phó chủ tịch phường đóng dấu, ký tên.
Giấy xác nhận cấp vào ngày 5/3 trong khi phụ huynh báo vào ngày 7/3. |
“Ngày 27/2, tôi có ra trạm báo cháu T. test nhanh 2 vạch. Ngày 7/3 tôi mới ra trạm báo cháu âm tính nhưng giấy in sẵn ngày 5/3. Tôi hỏi nhân viên y tế có cần test lại không, họ nói tin tưởng kết quả của phụ huynh và đưa giấy này luôn.
Mặc dù được giải quyết nhanh gọn nhưng tôi lại không yên tâm. Nhỡ may có phụ huynh báo bừa trẻ âm tính, trạm cũng chấp nhận?”, chị H. nói.
Trong khi đó, chiều ngày 8/3, phụ huynh cháu N.T.L (8 tuổi) cũng ra trạm y tế phường này xin giấy xác nhận hoàn thành cách ly. Theo lời kể, cháu L. dương tính vào ngày 2/3. Đến ngày thứ 7, L. đã hết triệu chứng và có kết quả âm tính.
“Nhân viên trạm bảo đến ngày mai tức là ngày 9/3, mới đủ thời gian cách ly nên tôi phải về tay không, mai con bé lại phải nghỉ học. Nếu không yên tâm có thể test cho F0 ngay tại trạm được mà, tại sao cứ phải cứng nhắc như vậy?”, phụ huynh này bức xúc.
Trả lời về quy trình xác nhận F0 hoàn thành cách ly, một lãnh đạo Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho biết, F0 sau 7 ngày theo dõi tại nhà có thể tự test nhanh và báo cho trạm y tế. Trong trường hợp không tự test được sẽ đến trạm có nhân viên y tế thực hiện.
“Nếu F0 test ở nhà có kết quả âm tính, báo cho trạm y tế sẽ được cấp giấy. Nếu vẫn dương tính thì cách ly thêm 3 ngày và sau đó test lại”, bác sĩ này cho hay.
Giải thích này dường như chưa phù hợp theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế. Theo đó, F0 điều trị tại nhà sẽ được dỡ bỏ cách ly nếu đủ thời gian 7 ngày và có kết quả test nhanh âm tính.
Tuy nhiên, test nhanh SARS-CoV-2 này phải do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế, bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
Hướng dẫn này nêu rõ, trạm y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Người dân chờ giấy hoàn thành cách ly tại Trạm y tế Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức. |
Trạm y tế cũng bị ... hành là chính
Phường 11, quận 5 hiện nay có trên 140 F0 đang cách ly tại nhà. Nhân viên trạm y tế chỉ có 6 người, chia nhau làm nhiệm vụ từ hành chính, trực trạm, lấy mẫu tại chỗ hoặc đến nhà dân.
“Nhiều hộ dân ở chung cư phải đi thang bộ 4-5 tầng để lên lấy mẫu, cũng mệt lắm. Có ngày 8-9h tối mới về đến trạm, xong phải thống kê, báo cáo ngay.
Một ngày chúng tôi cấp hơn 30 giấy hoàn thành cách ly, đến nhà lấy mẫu khoảng 20-30 hộ dân”, bác sĩ Phạm Hoà Phước, trưởng trạm y tế phường 11, quận 5 nói.
Thời điểm này, học sinh tại TP.HCM nhiễm Covid-19 tăng cao, các trạm y tế lại thêm vất vả. Với khối lượng công việc không hề nhỏ, nhiều trạm đã linh động lập các nhóm Zalo, trao đổi, nhận clip quay quá trình test nhanh của F0.
Bác sĩ Phước khẳng định, ngay khi nhận được tin báo F0, trạm sẽ cử người xuống trực tiếp lấy mẫu test cho cả hộ gia đình, không để F0 phải lên trạm y tế. Nếu nhân viên trạm không kịp đến nhà, người dân có thể hỗ trợ quay clip xét nghiệm và gửi qua Zalo.
Người dân có thể quay clip test nhanh để hỗ trợ nhân viên y tế. |
Tuy nhiên hiện nay, mỗi trạm một cách làm khiến người dân bối rối, nhất là các gia đình có con em là F0.
Chị P.H, phụ huynh học sinh đề xuất, nếu việc cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly chỉ mang tính thủ tục thì trạm y tế và nhà trường nên ... bỏ qua.
“Tại sao nhà trường không để bố mẹ quay clip test nhanh giống như các trạm y tế đang làm? Cô giáo chỉ cần xác nhận là con chúng tôi có thể đi học. Nếu đến trạm y tế mà báo miệng cũng có giấy thì rõ ràng việc này làm mất công sức của phụ huynh và nhân viên y tế”, chị H. nói.
Nhận định về tình hình trên, PGS.TS Vũ Minh Phúc, Đại học Y dược TP.HCM cho rằng, việc quá tải ở các trạm y tế TP.HCM hiện nay là do vấn đề nằm ngoài chuyên môn.
“Chắc chắn F0 không đến Trạm y tế để cấp cứu hay vì trở nặng. Người đến trạm bây giờ là để xin giấy tờ hoàn thành cách ly, giấy xác nhận để hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội, học sinh có giấy xác nhận để đi học. Trong khi đó nhân sự của trạm rất ít.
Vậy sự quá tải đó là do các quy định rườm rà chúng ta đặt ra, không phải do Covid-19, không phải do chuyên môn”.
PGS Vũ Minh Phúc cũng lưu ý, tới đây, việc tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em từ 5-11 tuổi có trách nhiệm rất lớn của các trạm y tế. Nếu không cắt giảm những công việc hành chính không cần thiết, nhân viên y tế có thể sẽ tiếp tục rơi vào cảnh dồn việc, đuối sức như vừa qua.
Linh An
Trước đó, nhiều địa phương đã phản ánh đến Bộ Y tế, đề nghị có hướng dẫn để giảm bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động mắc Covid-19.