Từng có 6 năm kinh nghiệm trong mảng thiết kế sản phẩm,ọcsinhsănviệcởnướcngoàiHàngnghìnđơnứngtuyểnchovịtríxoilac kết quả bóng đá nhưng Sasha Nguyen (28 tuổi) thừa nhận, hành trình tìm việc của mình tại Anh khá chật vật. Trước khi trở thành nhân viên chính thức của Ernst & Young (London) - một trong 4 hãng kiểm toán hàng đầu thế giới, cô phải trải qua những tháng ngày đi “rải đơn”.
“Ở Anh, cơ hội việc làm rất đa dạng. Nhưng để tìm được một công việc đáp ứng đủ kỳ vọng về thu nhập, đãi ngộ, vị trí hay khả năng thăng tiến tại các công ty lớn, ứng viên phải trải qua sự cạnh tranh rất gắt gao.
Một cán bộ tuyển dụng đến từ Revolut - công ty công nghệ tài chính của Anh tôi từng gặp trong buổi phỏng vấn cho biết, mỗi ngày, họ nhận được trên dưới 1.000 đơn ứng tuyển cho vị trí tôi đang nộp hồ sơ. Còn Google mỗi ngày có thể nhận tới 9.000 đơn đến từ những nhân tài trên khắp thế giới.
Do đó, để có một việc làm tại Anh, trung bình một người có thể mất tới 3-4 tháng. Thậm chí, vài người bạn của tôi mất đến cả năm”.
Sang Anh theo học chương trình thạc sĩ từ năm 2019, Sasha mong muốn có thể ở lại tìm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp. Cô bắt đầu hành trình bằng cách “rải CV” thăm dò thị trường.
“Nhưng dù rải hàng trăm nơi, tôi không nhận được bất cứ hồi âm nào; cố gắng “lì đòn” nhưng tất cả đều bặt vô âm tín... Đó cũng là lúc tôi nhận ra hồ sơ của mình đang có vấn đề. Càng tìm hiểu, tôi càng nhận thấy sự khác biệt trong tiêu chuẩn tuyển dụng của Anh và thị trường Việt Nam”.
Hiểu ra vấn đề, cô bắt đầu xây dựng lại chiến lược ứng tuyển. Xin hướng dẫn từ các mentors và tìm hiểu kĩ hơn về tiêu chuẩn tuyển dụng tại thị trường Anh. Sự cẩn trọng, cầu thị của cô không hoài phí khi tỉ lệ hồi âm đến từ các công ty dần tăng lên.
Theo Sasha, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, ứng viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng, dài hơi để tự định hình, khắc hoạ điểm mạnh cũng như cá tính cá nhân. Việc xác định tên ngành nghề cụ thể và mức độ kinh nghiệm là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, do các ngành nghề học thường quá rộng nên sinh viên mới ra trường hay bị mắc lỗi ở điểm này.
Bên cạnh đó, với tỉ lệ ứng tuyển quá lớn, đa số các công ty thường sử dụng máy để lọc vòng hồ sơ. Do vậy, việc trình bày hồ sơ cũng cần đảm bảo để cả máy và người có thể đọc.
Sử dụng LinkedIn cũng là một kênh hiệu quả để xây dựng hồ sơ cá nhân và mở rộng kết nối. “Tất nhiên, những hồ sơ nhiều và dày dặn kinh nghiệm trên LinkedIn sẽ được săn đón hơn”, Sasha nói.
Đứng vững trước làn sóng sa thải
Nguyễn Văn Hoàng (25 tuổi) đang là kỹ sư học máy và trí tuệ nhân tạo tại PayPal (Singapore). Hoàng nhận định thị trường việc làm tại Singapore hiện tại cũng cạnh tranh rất gay gắt.
Điều này xuất phát từ việc các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc sẵn sàng đưa ra những chính sách thu hút nhân tài thông qua việc trả lương cao, đãi ngộ tốt.
Hơn nữa, hầu hết các “Big Tech” ở Singapore đều có trụ sở trên toàn cầu. Ưng viên sẽ có nhiều cơ hội để chuyển vị trí làm việc sang các đất nước khác mà không cần qua quá trình phỏng vấn lại.
Đối với ngành công nghệ nói chung, Singapore có chính sách visa riêng dành cho các chuyên gia. Do đó, sẽ khá thuận lợi cho những người muốn tìm việc ở Singapore lâu dài.
Nhưng mức độ cạnh tranh cao cũng đồng nghĩa với việc phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Trước khi tìm được vị trí làm việc tại PayPal, Hoàng từng có gần 2 năm thực tập ở đây với vị trí phát triển phần mềm.
“Tôi cho rằng, kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc là điều quan trọng nhất, cần đầu tư, tích lũy càng sớm càng tốt”, Hoàng nói.
Trước làn sóng sa thải hàng loạt đang diễn ra tại các “Big Tech”, Hoàng cho rằng việc lựa chọn các công việc ra sao để không bị lung lay giữa làn sóng sa thải là điều quan trọng.
“Đó phải là sự hòa hợp giữa công việc mình thích, công việc mình giỏi, công việc xã hội cần và công việc được trả lương xứng đáng. Những công việc 'hot' ở thời điểm hiện tại chưa chắc có thể trụ vững trong tương lai, bởi khi tuyển dụng ồ ạt, có nhiều khả năng khi nền kinh tế gặp biến động, những vị trí này lại dễ bị sa thải đầu tiên. Những vị trí đem lại giá trị thật và lợi nhuận cho công ty thường sẽ mang tính bền vững" - Hoàng "mách nước".
Mặt khác, ngành công nghệ luôn có sự thay đổi và cập nhật liên tục, do đó, việc duy trì học hỏi kiến thức chuyên môn, luôn giữ sự kết nối với cộng đồng những người làm trong cùng lĩnh vực là điều cần thiết để không bị tụt lại phía sau.
24 tuổi học lập trình, cô gái Việt thực tập ở loạt công ty công nghệ lớn
Lê Hoàng Kim Ngân đang là thực tập sinh tại LinkedIn, đồng thời theo học thạc sĩ ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Trước đó, cô còn “kiếm” được vị trí thực tập sinh tại Ericsson và Capital One.