Tại hội nghị huấn nghiệp vụ tổ chức kỳ THPT quốc gia và công tác tuyển sinh sinh đại học,ềutrườngđạihọcvềcoithiTHPTquốcgialàmkhóđịaphươkeonhacai de cao đẳng, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên năm 2019 tại TP.HCM, ngày 21/3, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT cho hay năm nay việc công bố kết quả kỳ THPT quốc gia sẽ chậm hơn năm ngoái do quy trình chấm có thay đổi, thực hiện kỹ hơn.
Bộ GD-ĐT sẽ phải phân tích kết quả, thống kê trước khi công bố kết quả thi, tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến lịch tuyển sinh chung của các trường đại học.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2018 |
Theo lịch dự kiến, sau khi kỳ thi kết thúc, các hội đồng thi cập nhật vào phần mềm quản lý thi và gửi về bộ số liệu và tình hình coi thi chậm nhất 11h30 ngày 28/6.
Chậm nhất ngày 13/7 các hội đồng thi xuất kết quả chấm thi từ phần mềm hỗ trợ chấm thi do bộ cung cấp ra 2 đĩa, 1 đĩa lưu tại sở GD-ĐT theo chế độ mật và một đĩa gửi bảo đảm ở chế độ mật về Cục quản lý chất lượng để cập nhật kết quả vào phần mềm quản lý thi.
Ngay sau khi Cục quản lý chất lượng cập nhật kết quả thi vào phần mềm, các hội đồng thi sử dụng đĩa lưu trữ tại đơn vị đối chiếu với kết quả trên phần mềm, nếu có bất thường phải báo cáo ngay về Ban chỉ đạo thi quốc gia để xử lý.
Việc hoàn thành, đối sách kết quả thi chậm nhất ngày 13/7. Hội đồng thi công bố và thông báo kết quả cho thí sinh vào ngày 15/7. Như vậy so với năm trước, kết quả thi năm nay sẽ công bố chậm hơn khoảng 4 ngày.
Trao đổi với đại diện các trường đại học, ông Mai Văn Trinh cho rằng kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức lấy kết quả xét tốt nghiệp THPT, làm cơ sở để giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh. Trên tinh thần tự chủ tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học ngày càng cao, gắn với điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào.
'"Việc tuyển sinh của các trường ngày càng mở trong những năm gần đây. Tuy nhiên, phần lớn lấy kết quả thi THPT quốc gia làm căn bản. Năm 2018, kết quả tuyển sinh tốt trên nhiều mặt do đó sự tham gia của các trường ĐH vào kỳ thi THPT quốc gia là nhiệm vụ chính trị nhưng cũng là quyền lợi của các trường" - ông Trinh nhấn mạnh.
Theo ông Trinh, việc các trường tham gia kỳ thi THPT quốc gia là trách nhiệm và quyền lợi, chứ không thể nói là về địa phương để giúp các Sở.
"Qua 4 năm tổ chức thi THPT quốc gia, phần lớn các trường đại học về các địa phương phối hợp tổ chức kỳ thi THPT quốc gia rất hào hứng, chủ động, trách nhiệm. Nhưng cá biệt có một số trường làm khó các Sở như phối hợp không tốt, thậm chí có yêu sách đến mức Bộ GD-ĐT phải can thiệp. Thậm chí, có một số phó trưởng điểm là lãnh đạo các khoa từ chối việc ký và viết tên vào tem niêm phong" - ông Trinh nói.
Cục trường Cục quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT, khẳng định năm nay vai trò các ĐH nâng lên một bước nữa trong đó khâu chấm thi trắc nghiệm giao các ĐH. "Như vậy, có thể nói Bộ đã chọn mặt gửi kim cương nhưng kèm nỗi lo, vì trong thời gian dài nhiều trường không chấm thi trắc nghiệm. Đây là một trong những rủi ro".
Cũng tại hội nghị, ông Mai Văn Trinh nghiêm khắc kiểm điểm 3 trường không tham gia tập huấn chấm trắc nghiệm diễn ra mới đây ở Nha Trang và nói sẽ gặp riêng 3 trường này.
Ông Mai Văn Trinh đề nghị các trường đại học đảm bảo đủ số lượng cán bộ có chuyên môn tham gia coi thi, chấm thi. Ít nhất các trường phải lên danh sách từ 5-8 người tham gia chấm thi trắc nghiệm.
Cũng tại hội nghị, ông Trinh đã nhắc nhở các trường đại học sớm liên hệ với Hòa Bình, Sơn La để xử lý dứt điểm những vấn đề xấu xí trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Lê Huyền
Năm 2019, có 65 cụm thi THPT quốc gia, tăng 2 cụm so với năm 2018.