TheốcgiaNATOtriểnkhaihệthốtỷ lệ keonhacaio nhật báo Türkiye Gazetesi đưa tin hôm 10/4, động thái này là một phần trong chiến dịch lớn của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại Đảng Công nhân người Kurd (PKK), nhóm chiến binh người Kurd bị Ankara xem là tổ chức khủng bố. Hệ thống S-400 do Nga sản xuất được cho sẽ bảo vệ các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ khỏi những loại máy bay không người lái (UAV) tự sát mới nhất của PKK. Hoạt động phòng thủ chống lại UAV cũng được Thổ Nhĩ Kỳ coi là “ưu tiên đặc biệt” trong chiến dịch sắp tới. Song theo Türkiye Gazetesi, PKK được cho đã mua thêm tên lửa và UAV từ Pháp, Ấn Độ, Iran, và một số nước Đông Âu. Ankara từng nhiều lần cân nhắc phát động một chiến dịch quy mô lớn chống lại PKK ở miền bắc Iraq trong những tháng qua. Vào giữa tháng 3, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết, “chúng tôi sẽ giải quyết các vấn đề ở biên giới với Iraq vào mùa hè này”. Vào thời điểm đó, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ còn nói về việc thiết lập “hành lang an ninh dài 30 - 40km” dọc biên giới nước này với Iraq và Syria. Việc Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên NATO, mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga vào năm 2019 đã khiến quan hệ giữa Ankara và Washington trở nên căng thẳng. Thậm chí, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình mua bán tiêm kích F-35. Hồi tháng 1, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị khi đó là bà Victoria Nuland đã cáo buộc Ankara đe dọa an ninh NATO bằng việc mua hệ thống phòng không của Nga. Hệ thống tên lửa S-400 Triumf mà NATO gọi là SA-21 được thiết kế để tiêu diệt máy bay và tên lửa. Nga cho biết S-400 là đối thủ công nghệ của hệ thống tên lửa Patriot do Mỹ sản xuất. Giá của một hệ thống S-400 là 500 triệu USD. >> Cập nhật tin tức quân sự trên báo VietNamNetVideo Nga chỉ phóng một tên lửa, phá hủy hơn 30 khẩu pháo của Ukraine
Một tên lửa của Nga được cho đã bắn trúng kho vũ khí của Ukraine, và phá hủy hàng chục khẩu pháo chỉ trong một đòn tấn công.