Tỷ lệ giá trị Make in Vietnam có thể đạt 41,4 tỷ USD trong năm 2022_ltd h2 duc
时间:2025-01-17 03:22:22 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
Nửa đầu năm 2022,ỷlệgiátrịMakeinVietnamcóthểđạttỷUSDtrongnăltd h2 duc ngành công nghiệp ICT đạt mức tăng trưởng 2 con số và là một trong những nhóm ngành có doanh thu tăng trưởng cao nhất trong các nhóm ngành.
Theo số liệu thống kê, doanh thu công nghiệp CNTT Việt Nam nửa đầu năm 2022 ước đạt 72,5 tỷ USD, tăng trưởng 17,8% so với cùng kỳ. Mức tăng trưởng của ngành công nghiệp ICT gấp hơn 2 lần tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm.
Kim ngạch xuất khẩu phần cứng - điện tử đạt ước đạt 57 tỷ USD tăng 16,4% so với cùng kỳ với nhiều mặt hàng trở thành nhóm hàng chủ lực mang về ngoại tệ. Cụ thể, nửa đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu máy tính ước đạt 29,1 tỷ USD tăng 21,8% và xuất khẩu điện thoại ước đạt 27,9 tỷ USD tăng 11,2% so với cùng kỳ.
Tỷ lệ giá trị Make in Vietnam đạt trên 26%. Ảnh minh họa: Internet |
Theo tính toán, tính đến tháng 6/2022, tỷ lệ giá trị Make in Vietnam trong cơ cấu doanh thu công nghiệp ICT đạt 26,72% với giá trị ước đạt khoảng 19,4 tỷ USD. Dự kiến đến hết năm 2022, tỷ lệ giá trị Make in Vietnam sẽ tăng lên 27% tương đương giá trị 41,4 tỷ USD.
Trước làn sóng chuyển dịch đầu tư, Việt Nam đang là điểm đến thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn công nghệ lớn và nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu trong sản xuất điện thoại, máy tính hay các sản phẩm điện tử.
Cơ cấu doanh thu cho thấy, khối FDI vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu của ngành công nghiệp ICT. Tuy nhiên, tỷ lệ giá trị Việt Nam trong cơ cấu doanh thu ngành đang tăng theo từng năm. Theo số liệu của Bộ TT&TT năm 2021, tỷ lệ giá trị Việt Nam trong doanh thu ngành đạt 24,65%.
Nửa đầu năm 2022 cũng cho thấy sự tăng trưởng mạnh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ số. Hiện Việt Nam có khoảng 67.300 tăng 3.422 doanh nghiệp so với tháng 12/2021, đạt tỷ lệ xấp xỉ khoảng 0,69 doanh nghiệp/1.000 dân.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang có một số bước tiến trong việc nghiên cứu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Tính đến tháng 7/2022, thiết bị 5G do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất đã đầy đủ ở các phân lớp hệ thống mạng 5G (mạng lõi, mạng truyền dẫn, mạng truy cập) và đã được triển khai lắp đặt trên mạng lưới để cung cấp dịch vụ ở một số khu vực diện rộng với tốc độ download 1.5 Gbps, upload 60Mbps.
Hiện nay, đang tiếp tục triển khai nghiên cứu, phát triển các sản phẩm có công suất và tính năng kỹ thuật cao hơn; đồng thời triển khai thực hiện hoạt động sản xuất lô lớn để đáp ứng mục tiêu kế hoạch triển khai diện rộng trong năm 2023.
Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá các kết quả thử nghiệm thiết bị 5G trên mạng lưới cũng sẽ được triển khai. Theo đó, sơ bộ đánh giá kết quả chất lượng dịch vụ mạng và chỉ tiêu kỹ thuật của thiết bị 5G gNodeB trong nước sản xuất cơ bản đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn quốc gia.
Theo thông tin, hiện đã tiến hành đặt hàng các nhà cung cấp nguyên liệu, vật tư linh kiện để sản xuất lô lớn 300 trạm Marco 8T8R. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tối ưu tính năng kỹ thuật các thiết bị đã sản xuất; nghiên cứu - phát triển 5G gNodeB 32T32R và 64T64R.
Theo kế hoạch trước đó, năm 2022, Bộ TT&TT sẽ tham mưu xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp công nghệ số.
Xây dựng và bảo vệ được không gian tăng trưởng và phát triển kinh tế số dựa trên các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, sản xuất, cung cấp, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Định hướng đến năm 2025, ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông với tầm nhìn và sứ mệnh mới là dịch chuyển từ gia công, lắp ráp sang Make in Vietnam, làm sản phẩm tại Việt Nam, làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ, trong đó tỷ trọng Make in Vietnam vào năm 2025 đạt trên 45%.
Phát triển 4 loại hình doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đạt số lượng 100.000 doanh nghiệp vào năm 2025. Hình thành ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đóng vai trò dẫn dắt, có năng lực cạnh tranh quốc tế với doanh thu trên 1 tỷ USD.
Duy Vũ
Việt Nam thu 29,17 tỷ USD từ xuất khẩu điện thoại, linh kiện
Xuất khẩu điện thoại và các loại linh kiện mang về cho Việt Nam 29,17 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng mạnh so với cùng kỳ.
上一篇:Kết hôn giả để được cấp biển số xe tại Trung Quốc
下一篇:Vì sao khu nghỉ dưỡng của ông Trump là 'ác mộng an ninh'?
猜你喜欢
- Sàn TMĐT Postmart muốn kết nối giúp nông dân xuất khẩu nông sản
- Hà Nội phát hiện F0 từng đến sân Mỹ Đình xem bóng đá tối 11/11
- Người thu nhập thấp chính thức chia tay gói 30.000 tỷ
- Hướng dẫn sửa lỗi đăng ký nguyện vọng xét tuyển trên điện thoại
- Thị trường căn hộ Nha Trang thêm nguồn cung mới
- Chuyên gia: Khó xây nhà xã hội 100 triệu đồng ở TP.HCM
- Các nhà khoa học cảnh báo về biến thể Covid
- Chuyện chia tiền nhận từ Việt Á ở CDC Hải Dương
- Tâm sự mẹ bỉm sữa tập 178: Định ly hôn thì có bầu, chồng chơi tiền ảo lỗ tiền tỷ