12 quả “bom xịt” để đời của Apple_b0ng da so

Nhưng không có công ty công nghệ nào là hoàn hảo 100% cả và tất nhiên quá trình vươn lên vị trí dẫn đầu cũng không thể nào suôn sẻ. Quá trình phát triển ắt sẽ đôi lần có những quả "bom xịt" hay thất bại nặng nề.

Và Apple cũng không ngoại lệ. Dưới đây là 12 sản phẩm và tính năng được xem là "bom tấn" của Apple nhưng lại thành "bom xịt" và sau đó âm thầm trôi vào quên lãng.

Ping – được kỳ vọng trở thành nền tảng mạng xã hội lớn tiếp theo,ảbomxịtđểđờicủb0ng da so nhưng lại thất bại hoàn toàn

Được ra mắt từ năm 2010, Ping được Apple hướng tới việc biến iTunes thành mạng xã hội.

Ý tưởng này khá đơn giản là tạo một kênh chia sẻ các bài hát giữa bạn bè, tạo một kênh riêng và theo dõi các nghệ sĩ để cập nhật những bài hát mới nhất. Mạng xã hội này nhận được những đánh giá ban đầu khá tích cực và Apple đã có được 1 triệu người đăng ký chỉ sau 24 giờ phát hành.

Mặc dù vậy, Ping lại phải ngưng hoạt động sau 2 năm triển khai. Ý tưởng phát triển đã gặp phải nhiều vấn đề ngay từ khi mới triển khai, Steve Job miêu tả Ping rằng nó "tương tự như Facebook và Twitter kết hợp với iTunes", nhưng sau đó lại khẳng định rằng mạng xã hội này "không giống Facebook", cũng "không giống Twitter".

Thực tế là Ping thiếu các tính năng tương tác như Facebook, đây là yếu tố khiến Facebook trở thành mạng xã hội lớn nhất hành tinh, dù trước đó phiên bản thử nghiệm của Ping lại có những tính năng tương tác như Facebook.

3D Touch – cuộc cách mạng tương tác giữa người dùng và iPhone, nhưng không mấy ai biết sự tồn tại của nó

"Ứng dụng và trò chơi sẽ thay đổi hoàn toàn" – Apple giới thiệu tính năng 3D Touch lần đầu tiên vào năm 2015

Tính năng này sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng lực và phần mềm để phân biệt chạm bình thường, nhấn mạnh có chủ đích hay nhấn giữ. 3D Touch được cho là sẽ thay đổi cách điều hướng trên iPhone hoàn toàn bằng cảm ứng.

Nhưng vài năm sau đó, Apple đã bỏ hoàn toàn tính năng này trên dòng iPhone mới nhất, thay vào đó là một công nghệ ít phức tạp hơn có tên là Hapic Touch.

Vấn đề lớn nhất là 3D Touch hoàn toàn không phải là một cuộc cách mạng ngoạn ngục như kỳ vọng. Rất nhiều người dùng không hề biết đến sự tồn tại của nó và hoàn toàn không quan tâm hay bị tác động với sự thay thế này.

Sạc không dây AirPower – công nghệ sạc của tương lai, nhưng lại chết yểu

Năm 2017, Apple ra mắt 3 sản phẩm mới là iPhone 8, iPhone X và AirPower. Nhóm sản phẩm này được cho là bước đi tiên phong cho công nghệ tương lai – không cáp nối, không cần cắm điện, chỉ cần đặt xuống và sạc. AirPower được thiết kế để có thể sạc không dây cùng lúc nhiều thiết bị. Người dùng thậm chí không phải quan tâm đến việc phải đặt thiết bị vào đúng vị trí để sạc. Những lời quảng cáo thật sự khiến ai ai cũng đều hào hứng với sản phẩm này.

Sau sự kiện quảng cáo này, dự kiến AirPower sẽ ra mắt trong năm 2018, tuy nhiên qua thời điểm phát hành, Apple vẫn chưa có bất cứ thông báo nào về AirPower. 6 tháng sau thời điểm dự kiến phát hành, Apple đã có một động thái chưa từng có trước đây là hủy bỏ dự án AirPower. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Apple hủy bỏ một sản phẩm phần cứng sau khi giới thiệu trước công chúng.

Animoji – công cụ giúp truyền tải thông điệp, cuối cùng cũng chỉ là biến đổi khuôn mặt người dùng

Thời điểm Apple ra mắt iPhone X, công ty này cũng ra mắt công nghệ nhận diện khuôn mặt mới giúp người dùng có thể mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt.

Cuối buổi giới thiệu, phó chủ tịch Apple là Philip Schiller đã giới thiệu thêm một tính năng mới là Animoji – những biểu tượng cảm xúc hoạt họa có thể chuyển động và nói chuyện. Animoji được kỳ vọng là sẽ thay đổi hình thức người dùng iPhone gửi tin nhắn cho nhau.

Với một chiếc điện thoại có giá lên đến 1000 USD thì hiệu ứng hoạt họa khá bắt mắt và có một chút phô trương. Chúng có thể tái tạo khuôn mặt người thành hình ảnh một số con vật khá dễ thương bằng cách thiệt lập bản đồ 50 cơ khác nhau trên khuôn mặt. Apple đã nâng cấp tính năng này thành "Memoji" cho phép người dùng tùy chỉnh Animoji.

Tuy nhiên không phải người dùng nào cũng sử dụng tính năng này theo kế hoạch bất chấp Apple luôn nỗ lực phát triển nó. Ngay khi ra mắt thì TechCrunch đã có loạt bài chỉ ra một số vấn đề của tính năng này, bao gồm cả việc phải nghe tin nhắn thay vì đọc như trước đây. Một số trang khác như Slate cũng nhanh chóng nhận thấy nguy cơ từ việc sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt một cách rộng rãi, đặc biệt là trong bối cảnh nó đang phát triển nhanh chóng mặt.

Dấu hiệu cho thấy sự thất bại của tính năng này là dù đã 2 năm từ khi ra mắt, nhưng các mặt báo vẫn tiếp tục xuất hiện bài viết có tựa đề "Animoji là gì?"

Quay lại thời iPod còn được sử dụng rộng rãi, bộ loa Hi-Fi của Apple dành riêng cho iPod có giá bán "trên trời"

Dù Apple không thường xuyên dừng phát triển sản phẩm sau khi ra mắt, nhưng việc ngưng sản xuất có thể diễn ra rất nhanh chóng. Năm 2006, chiếc iPod trở thành máy nghe nhạc đứng đầu thị trường, Apple nhận ra cả một hệ sinh thái cho chiếc iPod đang bị các công ty khác tận dụng khai thác.

Năm 2007, Apple đã bán ra đến 100 triệu chiếc iPod chỉ sau 6 năm sản xuất. Đương nhiên là Apple sẽ tận dụng sự phổ biến của iPod mà phát hành thêm các phụ kiện đi kèm. iPod Hi-Fi, một bộ loa có đế dành cho iPod với chất lượng âm thanh tốt nhất. Người dùng chỉ cần để iPod vào khe cắm trên loa để kết nối.

Tuy việc phát hành loa cho một chiếc iPod rất hợp tình hợp lý, nhưng bộ loa Hi-Fi đã ngưng sản xuất chỉ sau 1 năm ra mắt. Chất lượng bộ loa rất tuyệt, nhưng giá thì lại quá "trên trời".

Với giá 350 USD vào thời điểm đó, bộ loa vẫn rẻ hơn so với một số sản phẩm khác, lại còn dễ sử dụng hơn. Nhưng điểm mấu chốt là bộ loa còn đắt hơn cả chiếc iPod chỉ có giá 300 USD, dù nó là phụ kiện của iPod.

Apple từng thử tham gia thị trường thiết bị chơi game console với Pippin, nhưng có vẻ chẳng ai thèm mua nó

Pippin là một ví dụ cho sự đổi mới và tham vọng của Apple. Pippin là nền tảng trò chơi điện tử Apple phát triển từ giữa những năm 1990. Hệ thống này là thiết bị đầu tiên có tính năng chơi trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Một tựa game khá nổi trên nền tảng này là Super Marathon, phát hành bởi Bungie, cũng là nhà sản xuất tựa game Halo.

Thiết bị này được nhượng quyền cho bên thứ ba phát triển nhằm phủ sóng hệ điều hành Mac OS đến với nhiều thiết bị gia đình hơn trên nhiều sản phẩm hơn. Bandai là công ty chịu trách nhiệm phát triển thiết bị này.

Là một sản phẩm "chặt chém" bất chấp giá thị trường đầu tiên và tạo thông lệ cho các sản phẩm đời sau của Apple, Pippin có mức giá vượt xa các đối thủ khác tại thời điểm đó là 599 USD so với PlayStation có giá 299 USD và Nitendo 64 với giá 199$.

Số lượng bán ra của Pippin chỉ đạt 42,000 sản phẩm. Sau khi Steve Jobs quay lại Apple năm 1997, ông đã ngay lập tức ngừng dự án này để đưa Mac đến với thiết bị gia đình một lần nữa.

Apple mở rộng dòng thiết bị cá nhân với Newton MessagePad, nhưng lại gặp quá nhiều lỗi và độ trễ quá lớn

Trước khi ai ai cũng mang theo điện thoại thông minh thì nhà nhà đều sử dụng Personal Digital Assistants (Trợ lý cá nhân kỹ thuật số - PDA). Có lẽ với fan của Apple thì không mấy ngạc nhiên, Apple cũng có một sản phẩm PDA của riêng mình ra mắt năm 1992 có tên Apple Newton MessagePad.

Newton MessagePad là một sản phẩm đi trước thời đại. Ngoài lịch và danh bạ, nó còn có thêm tính năng gửi fax từ mọi nơi, tính năng này đã gây chấn động toàn cầu vào đầu những năm 90. Điểm đặc biệt nhất là khả năng nhận dạng chữ ký, người dùng có thể viết hoặc vẽ trên màn hình bằng một cây bút cảm ứng.

Giá của nó cũng cao như tham vọng của Apple, Newton MessagePad có giá bán lẻ là 699 USD vào thời điểm ra mắt, tương đương 1200 USD ngày nay. Có lẽ người mua cũng sẽ hài lòng với mức giá này nếu thiết bị này không có cả ngàn lỗi, nhiều lỗi đến mức Apple phải hoãn ngày ra mắt chính thức đến ba lần. Dù những phiên bản sau đã có một số cải tiến nhỏ, Newton MessagePad cũng là một trong những sản phẩm bị dừng phát triển khi Steve Jobs quay lại.

Apple III thể hiện ý tưởng kinh doanh mới, những lại không bắt kịp thị trường

Sau sự thành công của Apple II, Apple bước vào thập niên 80 với kế hoạch thống trị văn phòng như cách mà họ đã thống trị thiết bị gia đình. Chiếc máy tính này có thể đáp ứng một số nhu cầu cho giới kinh doanh như kiểu bàn phím có thể thay đổi giữa chư hoa và chữ thường (tính năng này không có trên phiên bản Apple II) và mở rộng màn hình to hơn (80 cột). Apple III là máy tính đầu tiên Steve Wozniak không tham gia thiết kế. Thay vào đó, Apple III được thiết kế bởi hội đồng các kỹ sư và bộ phận marketing.

Với thiết kế từ hội đồng này, không quá ngạc nhiên khi Apple III mắc khá nhiều lỗi. Apple đã phải thu hồi 14,000 chiếc Apple III trong đợt đầu tiên do lỗi liên quan đến sự ổn định của thiết bị. Một vấn đề khác là Jobs bị khó chịu bởi tiếng ồn do quạt tản nhiệt nên Apple III không có quạt tản nhiệt hay lỗ thông hơi, do đó Apple III rất dễ bị quá nhiệt. Dù cố gắng chấp vá từng lỗi thì những lỗi khác bắt đầu xuất hiện, Apple III chính thức ngừng sản xuất từ năm 1984.

Apple dự kiến Lisa sẽ dẫn đầu cuộc cách mạng máy tính gia đình, nhưng mâu thuẫn nội bộ đã dẫn đến việc bị Macintosh soán ngôi

Apple III không phải là sản phẩm duy nhất mong muốn vượt qua Apple II, cuối thập niên 80, một chiếc máy tính với một hướng đi hoàn toàn mới được phát triển mang tên LISA (viết tắt của Local Integrated Software Architecture). Đáng chú ý nhất là Lisa có giao diện đồ họa, Steve Jobs đã nhìn thấy trước đây là tương lai mà mọi chiếc máy tính theo đuổi. Chiếc máy tính Lisa đi kèm với bộ số phần mềm văn phòng Lisa Office, bộ phần mềm này là sản phẩm chủ lực của chiếc máy tính hiện đại ngày nay, gồm các phần mềm LisaWrite, LisaGraph cũng như công cụ lập trình Lisa Workshop. Chiếc máy tính này còn có chuột đi kèm, điều mà hiếm có chiếc máy tính nào có vào thời điểm đó.

Dù có tầm nhìn chiến lược và sự đổi mới, Lisa vẫn phải đối mặt với ba vấn đề lớn. Thứ nhất là giá bán, 10,000 USD cho một chiếc máy tính thời bấy giờ. Thứ hai là Lisa sử dụng một hệ thống độc lập có tên Twiggy, hệ thống này không hiệu quả và có kích thước quá lớn, 5.25 inches. Cuối cùng là họ đã đá Steve Jobs khỏi dự án khi chiếc máy tính này mới chỉ bán được vài nghìn chiếc trong năm đầu tiên.

Nếu Steve Jobs không bị đá khỏi dự án Lisa thì ông đã không thể đem hết toàn bộ ý tưởng cấp tiến lên một thiết bị mới thật sự đột phá mang tên Macintosh.

Performa của Apple được kỳ vọng sẽ vươn lên tầm cao mới, nhưng lại "ngã sấp mặt"

Performa đã vấp phải nhiều rắc rối ngay từ khi bắt đầu. Apple đã sản xuất khoảng 70 dòng Performa, nhưng điểm khác biệt duy nhất là tốc độ. Mẫu x200 được hứa hẹn có tốc độ cao nhất, ổ đĩa CD-ROM và khả năng kết nối internet. Performa được đưa vào lớp học để phục vụ giáo dục như một mẫu máy tính của tương lai, cho phép học sinh sử dụng các chương trình và phần mềm mới.

Nhưng điều mà không ai nhận ra là bộ xử lý chỉ thật sự hoạt động tốt với các tác vụ tốc độ thấp như soạn thảo văn bản, chạy đĩa CD-ROM. Nhưng khi kết nối internet hay kết nối với các máy tính khác trên mạng, Performa sẽ bị giật và mất chữ khi gõ tên miền trên thanh địa chỉ. Những lỗi mà Performa gặp phải trở thành định kiến là máy Mac không ổn định và không nhanh bằng những dòng PC khác, định kiến này đã khiến Macs chật vật trong gần một thập kỷ. Performa cần phải dựa vào những phụ kiện hỗ trợ để giải quyết các vấn đề của nó khiến nó càng đắt tiền hơn.

Power Mac G4 Cube được định hình là sản phẩm phá vỡ thị trường, nhưng thứ duy nhất bị vỡ là vỏ của nó

Khi nhìn vào G4 Cube, ta dễ dàng nhận ra nhiều vấn đề mà Apple đã phải nhận chỉ trích, đặc biệt là về mặt thiết kế nhiều hơn là hiệu năng. Thiết kế được đánh giá là thanh lịch và đi trước thời đại. Mini Mac có thể xem là sản phẩm kế thừa tinh thần của G4 Cube, đến nỗi nhiều người đã cố gắng biến Mini Mac thành G4 Cube.

Nhưng Mini Mac lại không gặp phải vấn đề như G4 Cube, trong đó có sự lộ liễu của cáp nối bên trong khiến nó trở nên kém sang hơn. Điểm gặp nhiều chỉ trích nhất chính là thiết kế vỏ của G4 Cube quá mong manh dễ vỡ. Apple tuyên bố rằng những vết nứt là do tác động tất yếu từ quá trình sản xuất.

Apple cho ra mắt PowerBook 5300 để mang lại một chiếc laptop tốt hơn, nhưng giới công nghệ lại không đánh giá cao nó

PowerBook được định hình là chiếc máy tính xách tay đột phá. Với bộ xử lý mạnh mẽ, bộ nhớ RAM 64 MB có sẵn (nó vẫn mạnh hơn nhiều máy tính hiện nay) và nó còn có cổng mở rộng cho ổ đĩa mềm gắn ngoài khiến PowerBook trở thành thiết bị khá linh hoạt.

PowerBook cũng là một trong những chiếc máy tính xách tay được quảng bá rầm rộ nhất, nó xuất hiện trong hầu hết các bộ phim thập niên 90 như "Liar, Liar", "My Best Friend's Wedding" và nổi tiếng nhất là "Independence Day".

Mặc dù khá nổi tiếng và có phần cứng tuyệt vời, nhưng PowerBook lại gặp phải hai vấn đề nổi bật. Đầu tiên là việc giá của nó rẻ nhất trong các máy tính của Apple, trở thành chiếc máy tính hấp dẫn người tiêu dùng nhất, tuy nhiên đổi lại là việc Apple đã loại bỏ bộ nhớ cache để giảm giá xuống khoảng 200 USD. Điều thứ hai còn tệ hơn là pin của PowerBook dễ bắt lửa, buộc Apple phải thu hồi sản phẩm này.

Minh Bảo

Thể thao
上一篇:Ấn Độ cấm tiếp 47 ứng dụng TQ, Facebook bị Tencent soán ngôi
下一篇:Khám phá những chiếc xe thể thao Đức “siêu hiếm”