- Nhức mỏi xương,áctriệuchứngbệnhcơxươngkhớpbạnnênlưuýphil foden vợ cảm giác như kiến cắn trong xương… đó là triệu chứng của các bệnh về cơ xương khớp.
Cách điều trị bệnh cơ xương khớp
Bệnh rối loạn cơ xương khớp là gì?
3 bệnh lý cơ xương khớp người trẻ dễ mắc phải
Người bị bệnh cơ xương khớp thường cảm thấy đau nhức khiến các hoạt động thường ngày bị cản trở, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đau cơ học và đau kéo dài
Trong triệu chứng của bệnh cơ xương khớp, người ta phân loại đau thành hai nhóm là đau cơ học và đau kéo dài. Đau cơ học là tình trạng đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cơ học là tình trạng đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.
Đau cơ học do vận động mạnh là biểu hiện của các bệnh thoái hóa khớp, chấn thương và thường xuất hiện vào ban ngày. Người bệnh càng sử dụng phần xương khớp bị tổn thương như làm việc, tập luyện thể dục thể thao, xoa bóp quá mức thì triệu chứng đau tăng nặng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể có triệu chứng cứng khớp vào buổi sáng, sau khi thức dậy nhưng triệu chứng cứng khớp thường kéo dài chỉ từ 5 - 15 phút (không quá 30 phút).
Những bệnh xương khớp thường gặp khiến người bệnh có triệu chứng đau cơ học là loãng xương, thoái hóa khớp, hoại tử xương, bệnh lý gân và dây chằng,…
Những bệnh xương khớp thường gặp khiến người bệnh có triệu chứng đau cơ học là loãng xương, thoái hóa khớp,…
Loại đau thứ hai là đau vào ban đêm, nhất là khi gần sáng. Càng về đêm người bệnh càng đau hơn. Cơn đau có thể kéo dài suốt đêm khi bệnh đã bước sang giai đoạn nặng. Cơn đau vào ban đêm thường không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi như cơn đau dạng cơ học nên người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ, stress.
Đi kèm với triệu chứng đau là triệu chứng sưng, nóng, đỏ ở các khớp bị bệnh. Triệu chứng cứng khớp xảy ra vào buổi sáng và kéo dài nhiều giờ. Triệu chứng đau này thường xuất hiện ở người bệnh bị viêm khớp dạng thấp, viêm khớp phản ứng, viêm khớp do gout, thấp khớp cấp, nhiễm trùng xương khớp…
Cơn đau vào ban đêm thường không giảm khi người bệnh nghỉ ngơi như cơn đau dạng cơ học.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau ban đêm kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ khớp để khám và điều trị kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm.
Triệu chứng “không đau” cũng cần chú ý
Bên cạnh cơn đau là triệu chứng các bệnh cơ xương khớp phổ biến, người bệnh đôi khi mất cảm giác nên không nhận biết được cơn đau hay triệu chứng không đau khi bệnh tiến triển.
Đây là dấu hiệu đặc biệt cần được lưu ý và xử lý kịp thời nhằm tránh những thương tổn có thể gây ra cho người bệnh.
Khi xảy ra cơn đau cấp tính ở vùng xương khớp nào đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, thả lỏng cơ thể để vùng khớp xương bị đau được thư giãn. Không nên sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Để giảm đau, người bệnh nên tập luyện thể dục thể thao phù hợp, đều đặn. Cần có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ các vi chất cần thiết. Biện pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, xung điện, các bài tập luyện… cũng rất cần thiết cho người bị bệnh lý cơ xương khớp.
Thành Luân(tổng hợp)
(责任编辑:La liga)