当前位置:首页 > World Cup

'Tâm lý bầy đàn thổi bùng giá chung cư'_cách soi cầu miền nam

Đọc bài viết "Ai thổi giá chung cư?âmlýbầyđàn thổibùnggiáchungcưcách soi cầu miền nam", tôi rất đồng tình với các giải pháp quản lý giá chung cư mà tác giả Phạm Thanh Tuấnđưa ra. Thay vì dùng công cụ hành chính, Nhà nước cần xem xét ban hành thuế với người sở hữu từ bất động sản thứ hai trở đi hoặc áp dụng thuế căn cứ vào thời gian sở hữu.

Sử dụng hiệu quả công cụ thuế, nhà quản lý sẽ không phải hoay hoay tìm và phạt người "thổi giá". Đó mới là giải pháp căn cơ, định hướng thị trường, thay vì chạy theo dư luận và can thiệp thị trường, điều tiết cung - cầu bằng những chỉ đạo hành chính chủ quan.

Ngoài ra, chúng ta cũng phải thừa nhận một điều rằng, chính tư duy, tâm lý đám đông của người dân mới là nguyên nhân chính để những kẻ nhạy bén lợi dụng tạo ra các cơn sốt nhà đất hòng trục lợi cá nhân. Hơn lúc nào hết, tư duy này cần phải bị dẹp bỏ ngay, nếu không, nó sẽ còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác nặng nề hơn cho nền kinh tế.

>> 'Giá chung cư tăng 40% rất vô lý'

Không một chính phủ nào có thể điều hành, điều tiết được thị trường, nền kinh tế khi số đông người dân luôn giữ thói quen chạy theo đám đông vì cái lợi trước mắt như thế. Thói quen này khiến người nông dân chặt bỏ cây trồng; thị trường chứng khoán bị làm giá, lũng đoạn; giá vàng, giá nhà đất, giá ngoại tệ.... cũng tăng - giảm vô cớ, lên xuống thất thường mà chẳng có nguyên nhân chính đáng.

Cứ hình dung, khi thị trường bất động sản đi xuống, giá đang tốt, nhưng ai cũng găm tiền, không chịu mua nhà, mặc dù nhu cầu cũng rất cần. Điều này gián tiếp khiến các chủ đầu tư ngừng cấp hàng ra thị trường. Đến khi nguồn hàng giảm dần về đáy thì họ lại tranh nhau, giành giật nhau mua. Giá càng tăng, người ta lại càng mua vội. Hệ quả sau cùng là giá nhà đất cứ thế bị thổi tăng chóng mặt ở những thời điểm này.

Cuộc sống của mình mà cứ trông chờ vào người khác mang lại (ở đây là nhà nước can thiệp), liệu đó có phải là một tư duy đúng đắn? Tôi cho rằng, trong câu chuyện chung cư tăng giá phi mã hiện nay, "tiên trách kỷ, hậu trách nhân", để mỗi người tự nâng cấp bản thân có được tư duy đúng mà tiền nhân đã để lại.

NTB

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

分享到: