Đàn ông Hàn 'không thể chấp nhận sếp mình là phụ nữ'_365 cá cược

时间:2025-01-16 00:32:32 来源:Fabet

Zing.vn trích dịch bài đăng trên New York Times đề cập đến những khó khăn,ĐànôngHànkhôngthểchấpnhậnsếpmìnhlàphụnữ365 cá cược bất công của phụ nữ Hàn Quốc khi làm việc ở những công ty truyền thống và ngay cả khi làm chủ công ty của mình.

Thoạt nhìn, Energy Nomad là một công ty chỉ toàn nhân viên nam. Họ là những kỹ sư mạnh mẽ, chừng 40 tuổi, mặc đồ tối màu và luôn tất bật trong các khâu sản xuất.

Thế nhưng, ít ai biết đến sự tồn tại của người phụ nữ hiếm hoi, Park Hye Rin (33 tuổi), sếp của công ty. Cô thành lập Energy Nomad vào năm 2014.

Hye Rin được xem là người tiên phong, tạo ra làn sóng mới cho phụ nữ Hàn Quốc trong việc tự thành lập công ty cho riêng mình.

Dan ong Han 'khong the chap nhan sep minh la phu nu' hinh anh 1

Phụ nữ Hàn Quốc luôn phải đối mặt với khối lượng công việc lớn nhưng lại không được đánh giá đúng năng lực. Ảnh: Jean Chung.

Theo tiêu chuẩn thành công cũ kỹ ở Hàn, Kim Min Kyung (35 tuổi) được cho rằng đã đạt thành tựu lớn khi “hạ cánh” tại tập đoàn Samsung, nơi nhiều người khao khát làm việc.

Thế nhưng, cô cảm thấy năng lực của mình không được các sếp đánh giá đúng và công tâm.

Dù chưa từng đối mặt với sự phân biệt đối xử, cô biết mình sẽ chẳng bao giờ nhận được những thứ xứng đáng so với công sức mình bỏ ra.

Min Kyung nghỉ việc ở Samsung năm 2014 và thành lập Luxbelle, công ty đồ lót nữ, với đồng nghiệp của mình vào một năm sau đó.

Từ văn phòng ở khu phố hẻo lánh quận Gangnam, Min Kyung đã giải quyết gần như tất cả các vấn đề của doanh nghiệp - từ việc thiết kế đồ lót, huy động vốn đến quản lý trang web và chăm sóc khách hàng.

Park Hee Eun, giám đốc công ty đầu tư Altos Venture ở Seoul, nói: “Chúng tôi được dạy về sự bình đẳng giữa nam và nữ ở trường, nhưng khi bước vào những công ty truyền thống, thứ phụ nữ nhận được lại là sự dè dặt và xem thường”.

Thật buồn cười khi quyền lực nằm trong tay phụ nữ?

Theo Chỉ số kinh doanh toàn cầu (GEM), năm 2018, hơn 12% phụ nữ Hàn Quốc bắt đầu mở và quản lý công ty của mình. Trong khi ở Nhật Bản, con số này chỉ chiếm 4%.

Tương tự, báo cáo Mastercard về 57 nền kinh tế toàn cầu năm ngoái nói rằng Hàn Quốc cho thấy sự tiến bộ nhất trong việc thúc đẩy các doanh nhân nữ tham gia khởi nghiệp nhiều hơn nam giới.

Thế nhưng, những con số này không thể phủ nhận một sự thật, phụ nữ Hàn Quốc dù đã trở thành sếp vẫn luôn phải đối mặt với những thành kiến, thậm chí chống đối từ các đối tác, nhân viên nam.

Những đồng nghiệp nam thường đi uống bia sau giờ làm việc như một thói quen phổ biến đối với các nhân viên văn phòng ở Hàn Quốc. Nhưng Min Kyung không được mời đi cùng vì cô là sếp và là phụ nữ.

Nếu các nữ doanh nhân muốn mở rộng mối quan hệ, họ buộc phải đủ quyết đoán và tự tin để đặt mình vào giữa những người đàn ông.

Dan ong Han 'khong the chap nhan sep minh la phu nu' hinh anh 2

Dù đã trở thành sếp, phụ nữ Hàn Quốc vẫn phải đối mặt với không ít thành kiến, sự dè dặt từ nhân viên nam. Ảnh:Jean Chung.

Jihae Jenna Lee (39 tuổi) chia sẻ rằng việc quản lý những nhân viên nam cũng vô cùng khó khăn.

Sau hơn một thập kỷ ở Phố Wall, cô trở về Hàn Quốc và năm 2015 bắt đầu AIM, nơi cung cấp những tư vấn về tài chính điều khiển bằng máy tính.

Năm 2016, cô đã thuê một quản lý cấp cao từ công ty môi giới ở Seoul để nâng cao chuyên môn khởi nghiệp của mình.

Thế nhưng, nam quản lý quyết định rời đi sau 3 tháng làm việc vì "gần như không thể chấp nhận việc sếp là phụ nữ".

Nhiều đàn ông Hàn Quốc không quen với việc nhìn thấy người phụ nữ đưa ra quyết định quan trọng, nắm quyền lực trong tay hay thậm chí là một đối tác công việc của mình.

Không dùng kính ngữ, quấy rối tình dục là chuyện thường xuyên xảy ra

Chính phủ Hàn Quốc ngày càng muốn nhiều phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động và tìm mọi cách để giữ cho nền kinh tế phát triển khi dân số đang già đi.

Thế nhưng, điều này phần nào gây ra những hệ lụy tiêu cực như trường hợp của Park Hye Rin tại Energy Nomad, một công ty sản xuất với tổng số phụ nữ đặc biệt khan hiếm.

Việc phải quản lý đội ngũ làm việc gồm 13 người đàn ông hơn tuổi khiến cô cảm thấy bất an và bị cô lập.

Dan ong Han 'khong the chap nhan sep minh la phu nu' hinh anh 3

Phụ nữ ở Hàn Quốc thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục. Ảnh: Korean Safari.

Thậm chí, trong các cuộc họp với các doanh nhân hoặc với đồng nghiệp của mình, cô thường xuyên là nạn nhân của những trò đùa quấy rối tình dục, nhưng cảm thấy bất lực vì không thể làm được gì.

Vấn đề này quá rõ ràng và thường xuyên xuất hiện tại Energy Nomad, nơi nam giới chiếm ưu thế và các công ty tương tự.

Trong cuộc họp với người quản lý, anh ta đã bỏ hết kính ngữ mà đáng lẽ ra cần phải dùng với một giám đốc điều hành như Hye Rin và thay vào đó là thái độ xem cô như cấp dưới.

“Những đồng nghiệp nam nhìn nhận tôi như cách họ vẫn thường nhìn nhận những phụ nữ nội trợ, chuyên gánh vác việc bếp núc mặc dù tôi là CEO. Tôi cảm thấy mình phải phát triển nhanh nhất có thể để ngang hàng với các đồng nghiệp ở đây”, Hye Rin chia sẻ.

Nam giới Hàn Quốc trang điểm khi đi làm, ngày càng 'nữ tính'

Nam giới Hàn Quốc trang điểm khi đi làm, ngày càng 'nữ tính'

Mong muốn luôn xuất hiện với vẻ ngoài hoàn hảo, ngày càng nhiều nam giới xứ kim chi không ngại chi tiền cho mỹ phẩm và dành thời gian trang điểm trước khi ra khỏi nhà.

推荐内容