Sau khi VietNamNet đăng tải bài viết “Gia đình tôi gánh hậu quả nặng nề vì cho trẻ đi học thêm tối ngày” của một thầy giáo Bắc Ninh,ôikhôngmuốnchoconđihọcthêmnhưtrận đấu wolves gặp crystal palace nhiều độc giả cũng bày tỏ sự đồng tình về những tác hại không tưởng của việc học thêm triền miên đối với trẻ. Chia sẻ trên VietNamNet, độc giả Bùi Quang Hòa bày tỏ: “Tôi thấy việc học thêm tối ngày là quá sức với học sinh, nhất là khi nhìn các cháu đi học còn vất vả hơn cả người lớn đi làm. Có cháu phải đi học đến 21h, vệ sinh cá nhân, ăn uống xong đã 22h lại tiếp tục ngồi vào bàn học. Thử hỏi sau một ngày như thế còn sức lực đâu để tiếp thu bài vở? Nhìn con trẻ bị nhồi nhét nhưng không hiệu quả thật đau lòng”. Đồng quan điểm, độc giả Hoàng Thành cho rằng một phần quan trọng cho sự phát triển của bộ não và sự sáng tạo chính là giấc ngủ. “Những đứa trẻ quay cuồng với việc học thêm, còn bao nhiêu thời gian để ngủ? Và giấc ngủ ngắn nhưng đầy ắp áp lực bài vở, còn chỗ đâu cho những mơ mộng - nguồn gốc của sáng tạo. Nếu giáo dục vẫn đi theo cách đề cao sự nhồi nhét như hiện nay, tôi không quá ngạc nhiên khi thế hệ con cháu chúng ta trong tương lai sẽ đánh mất đi sự sáng tạo và chỉ còn là những cỗ máy hành động theo công thức lập trình sẵn”, độc giả này bày tỏ. Tuy nhiên, một số độc giả lại cho rằng, học thêm là một “trào lưu khó cưỡng”, nhất là khi trẻ bị ảnh hưởng bởi đám đông bạn bè và tâm lý đề cao điểm số. “Bản thân tôi rất muốn dừng việc học thêm triền miên nhưng thực tế đến lớp giáo viên không dạy hết kiến thức mà để dành cho việc dạy thêm, cho nên chấp nhận không cho con đi học tức sẽ để tuột mất một phần kiến thức”, một độc giả bảy tỏ. Thậm chí, có độc giả chia sẻ bản thân từng là “chuyên gia trong việc chống học thêm, dạy thêm”. Tuy nhiên, trong một lần dạy con đang học lớp 5, độc giả này “sốc” khi thấy lượng kiến thức khổng lồ "khó ngang với lớp 9". “Có lần tôi thấy cháu loay hoay với bài toán mãi không xong nên mới chỉ cho cháu cách làm, nhưng cháu lại nói cách giải này không đúng. Sau đó, tôi cho cháu đi học thêm thử 1 tháng và thấy cháu giải quyết vấn đề rất nhanh. Từ đó, tôi không còn báng bổ hay công kích việc học thêm nữa”. Không nên đổ lỗi một chiều Hầu hết độc giả đều đồng tình vấn nạn học thêm, dạy thêm không nên đổ lỗi một chiều cho nhà trường, chính phụ huynh cũng là những người cần thay đổi đầu tiên. “Có cầu mới có cung. Nếu mỗi gia đình không chạy theo phong trào, thành tích sẽ không xuất hiện tình trạng học thêm tràn lan như vậy. Bố mẹ phải hiểu rằng con cái cần có thời gian tự học để hấp thụ kiến thức, cần có thời gian đào sâu, biến kiến thức của sách vở thành kiến thức của mình”. Còn theo độc giả Việt Nguyễn, những đối tượng có nhu cầu học thêm thường là học sinh có học lực tốt, muốn học thêm để nâng cao năng lực nhằm tăng cơ hội đỗ vào trường tốt hoặc những học sinh yếu kém học thêm để vững kiến thức. Tuy nhiên, cũng có không ít phụ huynh cho con đi học thêm vì sợ thầy cô chứ không mang lại hiệu quả gì. “Học sinh đi học cần có thời gian tự học. Việc học thêm tối ngày khiến học sinh không còn thời gian hoàn thành bài vở và thực hiện các nhu cầu khác. Phụ huynh hãy mạnh dạn cởi bỏ tâm lý sợ thầy cô trù dập khi con không đi học thêm, cũng đừng đặt nặng thành tích con mình phải bằng con người ta”, độc giả này bày tỏ. Là giáo viên, một độc giả khác khuyên phụ huynh nên coi trọng sức khỏe của con em mình. “Học yếu môn nào hãy học thêm môn đó, đừng học theo phong trào và hãy học thầy cô không trực tiếp dạy mình. Đa số thầy cô giờ đây thường cho trước đề để hôm sau học sinh đạt điểm 9, 10, nhờ đó sẽ được phụ huynh công nhận là dạy giỏi”. Theo độc giả, điều này thực tế sẽ làm tư duy của trẻ kém phát triển. Trẻ cũng thiếu đi sự sáng tạo vì những điều tiêu cực ấy. Người khác cho rằng điều quan trọng nhất là Bộ GD-ĐT cần tiếp tục giảm tải chương trình, đồng thời yêu cầu giáo viên không được phép dạy thêm trừ trường hợp yếu kém. “Hãy để tuổi thơ của học trò trôi qua thật đẹp thay vì trở thành nỗi ám ảnh và chán chường. Hãy để cho bọn trẻ được ‘thở’”, độc giả này viết. Độc giả Đỗ Văn Khoa cho rằng nên có chế tài mạnh mẽ hơn nữa nhằm loại bỏ vấn nạn học thêm triền miên, trá hình dưới nhiều hình thức. “Nên giao việc kiểm tra vấn nạn học thêm cho các phường, xã để nắm bắt và phát hiện các chiêu trò dạy thêm, học thêm... Ngành giáo dục chỉ nên còn 2 hình thức dạy thêm, học thêm là học phụ đạo dành cho các học sinh tiếp thu kiến thức còn hạn chế và học bồi dưỡng dành cho học sinh khá, giỏi. Việc làm này để học sinh có thời gian học mà chơi, chơi mà học, giúp tuổi thơ các em được trọn vẹn”. Độc giả Văn Cao cũng cho rằng ai cũng đều mong muốn trẻ được vui vẻ, hạnh phúc. Song việc bỏ dạy thêm, giảm kiểm tra, thi cử... chỉ như “tỉa cành sâu, cắt quả thối” chứ chưa phải là giải pháp tổng thể đem lại hiệu quả. Hệ thống giáo dục phải xây dựng lại để vận hành theo mục tiêu lấy người học làm trung tâm, trong đó 10 năm đầu đời sẽ tập trung cho học và chơi, rèn luyện kỹ năng mềm để khỏe và khéo; 10 năm tiếp theo mới nỗ lực “cày” kiến thức văn hóa để khôn. Khỏe, khéo, khôn mới có cơ hội sống đời hạnh phúc. Con trẻ thời nay là công dân tương lai của đất nước, do đó không nên biến trẻ thành sản phẩm của giáo dục ép chín, nhồi nhét”, độc giả này bày tỏ.