Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi,ưađủtuổicóđượctặngchomẹphầnthừakếty le ca cuoc bd hom nay theo đó:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh đó, Điều 73 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định Người đại diện cho con chưa thành niên:
"Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật."
Như vậy, trường hợp con chưa đủ 18 tuổi thì cha hoặc mẹ là người đại diện theo pháp luật của các con trừ trường hợp con đã có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp của bạn, mẹ sẽ là người đại diện cho con thực hiện thủ tục nhận thừa kế. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về phạm vi đại diện thì:
“3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Do đó, trường hợp mẹ đã là người đại diện cho con thì không thể thay con xác lập giao dịch tặng cho di sản thừa kế với chính mình, nên việc mẹ và con thực hiện tặng cho phần thừa kế là không thể thực hiện được theo quy định của pháp luật.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Không có di chúc thì ai là người được quyền đứng ra yêu cầu chia thừa kế?
(责任编辑:World Cup)