Xã Đắk R’măng (huyện Đắk G’long,áoviênvàotậnrừngvậnđộnghọcsinhtrởlạitrườkèo anh Đắk Nông) có 4 cụm dân cư 8,9,10,12 của thôn 7, nằm trong lâm phần của Ban quản lý rừng phòng hộ Đắk R’măng. Tại đây, có khoảng hơn 300 học sinh trong độ tuổi tiểu học, theo học tại Trường Tiểu học Vừ A Dính. Các cụm dân cư nằm sâu trong rừng, cách trung tâm hơn 30km, chỉ toàn đường đất xuyên qua những quả đồi. Cách liên lạc duy nhất giữa nhà trường với trưởng cụm là bằng điện thoại. Trước ngày đi học trở lại (4/5) thầy cô giáo đã liên hệ với trưởng cụm. Nhưng có những cụm dân cư nằm trong rừng, nhiều lúc điện thoại không có sóng nên không thể liên lạc, thông báo được. Để đảm bảo học sinh đến trường, nhà trường đã phải cử thầy, cô giáo chạy xe máy vào rừng “tìm học sinh”.
Thầy Hoàng Ngọc Yêm, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Vừ A Dính cho biết, đây là công việc thường xuyên của các giáo viên nhà trường sau mỗi kỳ nghỉ dài. Hàng năm cứ đầu tháng 8, trước khi vào năm học mới và sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các học sinh thường “ngại” quay lại trường. Giáo viên phải vào tận nơi giải thích cho trưởng bản, trưởng cụm, phải đến tận nhà để vận động phụ huynh và cả học sinh. “Tranh thủ ngày 30/4 vừa qua, các thầy giáo của trường vào tận các cụm dân cư để thông báo cho người dân có con em đang đi học. Phải đi thật sớm hoặc đi vào ngày nghỉ thì phụ huynh mới có nhà, chứ vào muộn là họ đi làm hết rồi”, thầy Yêm chia sẻ. Cũng theo thầy Yêm, nhà trường thường phải thông báo lịch học sớm để các em học sinh chuẩn bị sách vở. Ngoài ra, còn để các em ra trung tâm xã chuẩn bị phòng trọ, lau chùi, dọn dẹp chỗ ở trọ học. Thầy Nguyễn Xuân Trường, Giáo viên trường Tiểu học Vừ A Dính chia sẻ, việc vận động học sinh trở lại trường ở đây không hề dễ dàng. Đã không ít lần, khí giáo viên đến nhà tìm thì các em học sinh trốn biệt ra sau vườn. Giáo viên đứng ngoài gọi các em vẫn không chịu ra mở cổng. Cũng theo thầy Trường, nhiều cháu nghỉ học lâu quá, ở nhà chơi vui, nên khi được thông báo đi học lại thì không chịu đi. “Ở đây, nhiều cháu mới học lớp 1, sau một thời gian biết sử dụng tiếng phổ thông, nghỉ học lâu quá nên quên hết. Nhiều khi mình đến nhà không có phụ huynh, nói các em chuẩn bị đi học thì các em chỉ nói “chi pâu”, nghĩa là “không biết” rồi bỏ đi. Mình phải ghi tờ giấy để lại trong nhà, nhắn lại cho phụ huynh biết”, thầy Trường kể. Theo ông Đoàn Văn Phương, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Đắk G’long, 4 cụm dân cư ở xã Đắk R’măng nằm sâu trong rừng, điều kiện đi lại khó khăn, 100% học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên luôn được ngành giáo dục quan tâm. Trước ngày đi học trở lại vào ngày 4/5, ông Phương đã trực tiếp vào rừng, đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em đi học trở lại. “Nhiều phụ huynh trong các cụm dân cư này ngày trước là học trò của mình. Khi thấy giáo viên về, họ quý lắm nên vận động là họ nghe ngay”, ông Phương chia sẻ.
Tuy nhiên, không phải lúc nào việc vận động cũng hiệu quả vì nhiều trường hợp phụ huynh chưa hợp tác. “Có trường hợp thấy thầy đến là bỏ chạy, phải đi vận động nhiều lần mới trở lại trường. Cũng có gia đình bảo để cho con ở nhà để đi làm hoặc lấy lý do đường xa, nhà nghèo, không có tiền cho con ở trọ nên không cho con đi học nữa…”, ông Phương trăn trở. Trùng Dương Học sinh "tựu trường" trong nắng tháng 5Cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều mang tâm trạng háo lức lẫn chút e dè trong lần "tựu trường" đầu tháng 5 nắng chói. |